36 Hàng Hà Nội

36 Hàng Hà Nội

“ Người Pháp có Paris, người Anh có London, người Tàu có Thượng Hải. Trong các sách vở, trên các báo chí, họ nói đến thành phố của họ một cách tha thiết, mến yêu,..”. Và người Việt Nam ta, ta tự hào khi có Hà Nội?

“ Người Pháp có Paris, người Anh có London, người Tàu có Thượng Hải. Trong các sách vở, trên các báo chí, họ nói đến thành phố của họ một cách tha thiết, mến yêu,..”. Và người Việt Nam ta, ta tự hào khi có Hà Nội?

TT9 KĐT Văn Phú, Quận Hà Đông, Hà Nội

36 TT9 KĐT Văn Phú, Quận Hà Đông, Hà Nội

Thời gian hoạt động: 08h00-18h00 (Thứ Hai - Chủ Nhật)

Phố Tràng Thi dài 860 đi từ ngã tư Bà Triệu đến phố Cửa Nam, nối tiếp phố Hàng Khay, cắt phố Quang Trung, cắt ngã tư Phủ Doãn - Triệu Quốc Đạt, cắt phố Quán Sứ, cắt ngã năm Phan Bội Châu -  Thợ Nhuộm, thuộc quận Hoàn Kiếm. Thời Pháp thuộc, đây là phố Tràng Thi (Rue du Camp des Lettes). Một thời gian sau đổi  là phố Boócđơ (Rue Borgnis Desbordes). Sau năm 1945, phố được gọi là Tràng Thi. Đến năm 1951, đổi thành phố Mỹ Quốc nhưng sau năm 1945 tên phố được đổi lại như hiện nay...

Đây là một phố được xem như trục chính trong thành phố, nối từ Nhà Khách Chính Phủ (Ngô Quyền - Lê Thạch) đến Phủ Chủ tịch (qua Ngô Quyền - Tràng Tiền -Hàng Khay - Tràng Thi -Cửa Nam -Điện Biên - Ba Đình -Hoàng Văn Thụ). Trên đường này có Nhà máy xe đạp Thống Nhất. Đoạn giữa có Bệnh viện Việt - Đức và Bệnh viện Bảo vệ bà mẹ và trẻ em. Cuối phố, bên phía Bắc, là Uỷ ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam.

Phố này được xây dựng trên nền đất xưa vốn thuộc thôn Vũ Thạch, tổng Tả Nghiêm (sau đổi là tổng Kim Liên), thôn Lưu Truyền và Anh Mỹ, tổng Tiền Nghiêm (sau đổi là Vĩnh Xương) thuộc huyện Thọ Xương. Đoạn nằm giữa phố Quang Trung và Phủ Doãn ngày xưa là nơi thi Hương, nên phố được gọi là Tràng Thi. Ở đây là nơi sĩ tử của các tỉnh từ Thanh Hoá trở ra đến thi Hương. Lúc đầu là một bãi đất, xung quanh rào tre nữa.

Tới năm Thiệu Trị thứ 5 thì tườngđã xây bằng gạch và trong có 21 toà đường viện (theo Đại Nam nhất thống trí). Các toà đường viện này là nơi của các Khảo quan, còn sĩ tử thì vẫn ở bãi trống chia làm 4 vi (4 khu vực), mỗi vi dành cho một số tỉnh. Cứ 3 năm tổ chức một lần, thời gian trống giữa các kỳ thi đất để cho dân cày cấy, trồng hoa màu. Khoa Thi Hương cuối cùng ở đây là năm 1879. Từ 1886 trở đi Tràng Thi Hà Nội bị bãi bỏ và đem tập trung về Nam Định. ("...Trường Nam thi lẫn với Trường Hà..." như nhiều bài thơ của Nguyễn Khuyến. Tú Xương thời bấy giờ miêu tả).

36pho.com:  Chúng tôi phát triển nội dung trong khi di chuyển chậm, tập trung vào trải nghiệm, gặp gỡ người dân địa phương và hòa mình vào văn hóa, xã hội địa phương mà chúng tôi gặp phải. Chúng tôi muốn chia sẻ tất cả điều này với bạn.

Vì vậy, nếu bạn thích công việc của chúng tôi và muốn hỗ trợ chúng tôi, bạn có thể tip cho chúng tôi một ly cà phê.

Chủ tài khoản: Nguyễn Hoàng LongSố tài khoản: 103870314435Ngân hàng Vietinbank chi nhánh Ba ĐìnhNội dung: ....

{{Model.AvgRating >= 10 ? "10" : (Model.AvgRating|number:1)}}

{{Model.CreatedDate|dateTimeJson}}