- Luật BHXH số 58/2014/QH13 ngày 20/11/2014
- Luật BHXH số 58/2014/QH13 ngày 20/11/2014
Bảo hiểm xã hội tự nguyện là loại hình bảo hiểm do Nhà nước tổ chức mà người tham gia bảo hiểm được quyền lựa chọn mức đóng, phương thức đóng phù hợp với tài chính của mình. Công dân từ đủ 15 tuổi trở lên và không thuộc đối tượng tham gia BHXH bắt buộc thì đều có thể tham gia BHXH tự nguyện.
Ngoài ra, Nhà nước cũng có chính sách hỗ trợ tiền đóng BHXH tự nguyện đối với một số đối tượng đặc biệt để họ có thể được hưởng các quyền lợi của BHXH tự nguyện.
Người tham gia BHXH tự nguyện sẽ được hưởng hai chế độ là hưu trí và tử tuất. (Theo Khoản 2, Điều 4, Luật BHXH 2014)
1) Chế độ hưu trí là quyền lợi được trả hàng tháng cho người tham gia khi họ hết tuổi lao động hoặc không còn khả năng lao động. Để hưởng chế độ hưu trí, người tham gia phải có tổng thời gian đóng bảo hiểm xã hội (bắt buộc và tự nguyện) đủ 20 năm và đạt đủ tuổi nghỉ hưu theo quy định của pháp luật.
2) Chế độ tử tuất là quyền lợi được trả một lần (trợ cấp mai táng, tuất một lần) cho người thừa kế hoặc thân nhân của người tham gia BHXH khi họ qua đời. Để hưởng chế độ tử tuất, người tham gia phải đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện ít nhất 12 tháng trong 36 tháng trước khi qua đời.
Ngoài ra, người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện còn được cấp thẻ bảo hiểm y tế trong khi hưởng lương hưu, rút bảo hiểm xã hội một lần theo quy định và được Nhà nước hỗ trợ một phần tiền đóng bảo hiểm xã hội theo tỷ lệ phần trăm (%) trên mức đóng BHXH hằng tháng theo mức chuẩn hộ nghèo của khu vực nông thôn, cụ thể là bằng 30% đối với người thuộc hộ nghèo, bằng 25% đối với người thuộc hộ cận nghèo và bằng 10% đối với các đối tượng khác.
Riêng đối với người tham gia BHXH theo hình thức tự nguyện sẽ được lựa chọn phương thức đóng linh họat và phù hợp với thu nhập, từ đóng tiền hàng tháng đến đóng 1 lần cho nhiều năm về sau với mức thấp hơn mức đóng hằng tháng hoặc 1 lần cho những năm còn thiếu với mức cao hơn mức đóng hằng tháng.
Trên đây là những điều cần biết về bảo hiểm xã hội và các chế độ BHXH tại Việt Nam. Bảo hiểm xã hội điện tử EBH hy vọng bạn đã có thể giải đáp được những thắc mắc của mình. Nếu bạn có câu hỏi khác liên quan đến chủ đề này có thể liên hệ với EBH hoặc Tổng đài CSKH BHXH Việt Nam 1900 9068 (phí 1000đồng/phút) để được hỗ trợ.
Javascript is disabled in this browser. This page requires Javascript. Modify your browser's settings to allow Javascript to execute. See your browser's documentation for specific instructions.
I. Đối tượng áp dụng chế độ hưu trí: Người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện là công dân Việt Nam trong độ tuổi lao động, không thuộc diện tham gia BHXH bắt buộc. II. Điều kiện hưởng lương hưu: 1. Người lao động hưởng lương hưu khi có đủ các điều kiện sau đây: a) Nam đủ sáu mươi tuổi, nữ đủ năm mươi lăm tuổi; b) Đủ hai mươi năm đóng bảo hiểm xã hội trở lên. 2. Trường hợp nam đủ sáu mươi tuổi, nữ đủ năm mươi lăm tuổi nhưng thời gian đóng bảo hiểm xã hội còn thiếu không quá năm năm so với thời gian quy định tại điểm b khoản 1 ở trên thì được đóng tiếp cho đến khi đủ hai mươi năm. III. Mức lương hưu hằng tháng: 1. Mức lương hưu hằng tháng được tính bằng 45% mức bình quân thu nhập tháng đóng bảo hiểm xã hội quy định tại Điều 76 của Luật này tương ứng với mười lăm năm đóng bảo hiểm xã hội, sau đó cứ thêm mỗi năm đóng bảo hiểm xã hội thì được tính thêm 2% đối với nam và 3% đối với nữ; mức tối đa bằng 75%. 2. Lương hưu được điều chỉnh trên cơ sở mức tăng của chỉ số giá sinh hoạt và tăng trưởng kinh tế. Mức điều chỉnh cụ thể do Chính phủ quy định. IV. Trợ cấp một lần khi nghỉ hưu: 1. Người lao động đã đóng bảo hiểm xã hội trên ba mươi năm đối với nam, trên hai mươi lăm năm đối với nữ, khi nghỉ hưu, ngoài lương hưu còn được hưởng trợ cấp một lần. 2. Mức trợ cấp một lần được tính theo số năm đóng bảo hiểm xã hội kể từ năm thứ ba mươi mốt trở đi đối với nam và năm thứ hai mươi sáu trở đi đối với nữ. Cứ mỗi năm đóng bảo hiểm xã hội thì được tính bằng 0,5 tháng mức bình quân thu nhập tháng đóng bảo hiểm xã hội. V. Bảo hiểm xã hội một lần đối với người không đủ điều kiện hưởng lương hưu hằng tháng Người lao động được hưởng bảo hiểm xã hội một lần khi thuộc một trong các trường hợp sau đây: 1. Nam đủ sáu mươi tuổi, nữ đủ năm mươi lăm tuổi mà chưa đủ hai mươi năm đóng bảo hiểm xã hội, trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 70 của Luật BHXH; 2. Không tiếp tục đóng bảo hiểm xã hội và có yêu cầu nhận bảo hiểm xã hội một lần mà chưa đủ hai mươi năm đóng bảo hiểm xã hội; 3. Ra nước ngoài để định cư. VI. Mức hưởng bảo hiểm xã hội một lần: Mức hưởng bảo hiểm xã hội một lần được tính theo số năm đã đóng bảo hiểm xã hội, cứ mỗi năm tính bằng 1,5 tháng mức bình quân thu nhập tháng đóng bảo hiểm xã hội. VII. Bảo lưu thời gian đóng bảo hiểm xã hội: Người lao động dừng đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện mà chưa đủ điều kiện để hưởng lương hưu theo quy định tại Điều 70 hoặc chưa nhận bảo hiểm xã hội một lần theo quy định tại Điều 73 và Điều 74 của Luật BHXH thì được bảo lưu thời gian đóng bảo hiểm xã hội. VIII. Mức bình quân thu nhập tháng đóng bảo hiểm xã hội: 1. Mức bình quân thu nhập tháng đóng bảo hiểm xã hội được tính bằng bình quân các mức thu nhập tháng đóng bảo hiểm xã hội của toàn bộ thời gian. 2. Thu nhập tháng đã đóng bảo hiểm xã hội để làm căn cứ tính mức bình quân thu nhập tháng đóng bảo hiểm xã hội của người lao động được điều chỉnh trên cơ sở chỉ số giá sinh hoạt của từng thời kỳ theo quy định của Chính phủ. IX. Tính hưởng chế độ hưu trí đối với người có thời gian đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc sau đó đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện: 1. Người lao động đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc sau đó đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện thì thời gian đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc được cộng với thời gian đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện để làm cơ sở tính hưởng chế độ hưu trí. 2. Cách tính mức bình quân tiền lương, tiền công tháng hoặc mức bình quân thu nhập tháng đóng bảo hiểm xã hội đối với người lao động quy định tại khoản 1 ở trên do Chính phủ quy định.
Tổng số lượt xem trang này: 10.497
Tổng số lượt truy cập: 22.169.378
Quy định tại Điều 4 Luật BHXH 2014 các chế độ bảo hiểm xã hội tại Việt Nam gồm 05 chế độ sau:
Chế độ tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp.
Người tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc sẽ được hưởng toàn bộ 05 quyền lợi trên. Trong khi đó người tham gia BHXH tự nguyện sẽ chỉ được hưởng 02 chế độ là chế độ hưu trí và tử tuất. Ngoài ra, đối với nhóm đối tượng đặc biệt được Nhà nước hỗ trợ đóng BHXH sẽ được hưởng bảo hiểm hưu trí bổ sung do Chính phủ quy định tại Khoản 7 Điều 3 Luật BHXH.
Người tham gia BHXH sẽ được hưởng các quyền lợi từ chế độ BHXH thông qua các khoản tiền trợ cấp hàng tháng hoặc trợ cấp một lần. Trong trường hợp người tham gia không muốn tiếp tục đóng BHXH thì có thể bảo lưu quá trình đóng BHXH trước đó hoặc rút bảo hiểm xã hội một lần với mức hưởng được tính theo mức tiền lương tháng đóng BHXH và thời gian đóng.
Để được hưởng các chế độ BHXH và quyền lợi BHXH, người tham gia cần thực hiện các bước sau đây:
1) Đăng ký tham gia BHXH bắt buộc hoặc tự nguyện tùy theo đối tượng theo quy định và điều kiện tham gia.
2) Đóng đầy đủ và đúng hạn tiền đóng BHXH theo mức đóng và thời gian quy định.
3) Người tham gia quản lý và cập nhật sổ BHXH, báo cáo kịp thời với cơ quan BHXH khi có thay đổi thông tin cá nhân hoặc tình trạng lao động.
4) Khi gặp các biến cố hoặc rủi ro làm giảm hoặc mất thu nhập từ lao động, người tham gia BHXH cần làm hồ sơ và nộp cho cơ quan BHXH để xét duyệt và hưởng các chế độ BHXH tương ứng.