Hồng Quân Liên Xô Vĩ Đại Như Thế Nào

Hồng Quân Liên Xô Vĩ Đại Như Thế Nào

Câu hỏi trang 48 Lịch Sử 9: Liên Xô đã sụp đổ như thế nào? Hãy giải thích lí do của sự sụp đổ đó

Câu hỏi trang 48 Lịch Sử 9: Liên Xô đã sụp đổ như thế nào? Hãy giải thích lí do của sự sụp đổ đó

Ảnh hiếm về Hồng quân Liên Xô trong Thế chiến 2

Mời quý độc giả theo dõi VOV.VN trên

Ngày 16/3/2016, tờ RBTH – một ấn phẩm của hãng truyền thông Rossiyskaya Gazeta (Nga) có bài viết với tiêu đề “Liên Xô đã giúp Việt Nam tái thiết thời hậu chiến như thế nào”. Bài báo đã điểm lại những dấu mốc quan trọng trong quan hệ hợp tác kinh tế giữa Liên bang Xô viết và Việt Nam kể từ khi hai nước chính thức thiết lập quan hệ ngoại giao (năm 1950) đến nay và nhấn mạnh đến tiềm năng thúc đẩy quan hệ hợp tác trong thời kỳ mới, đặc biệt là quan hệ hợp tác kinh tế giữa Nga và Việt Nam kể từ khi Việt Nam chính thức gia nhập Liên minh kinh tế Á – Âu (2015).

Để giới thiệu với độc giả Việt Nam về những mốc son trong mối quan hệ đặc biệt này, báo Infonet lược dịch và giới thiệu bài báo trên tờ RBTH và có tham khảo, bổ sung từ nguồn báo chí Nga khác.

Nhân dân Việt Nam chào đón nhà du hành vũ trụ Liên Xô V.Gorbatko và Phạm Tuân của Việt Nam thăm Đặc khu Vũng Tàu - Côn Đảo, sau chuyến bay vào vũ trụ năm 1980. Ảnh: Tư liệu TTXVN

Sự giúp đỡ về kinh tế của Liên Xô đối với Việt Nam đã bắt đầu rõ nét và ấn tượng sau khi hai nước chính thức thiết lập quan hệ ngoại giao vào ngày 30 tháng 1 năm 1950. Trong giai đoạn từ 1955 đến 1958 thì “các yếu tố Liên Xô” bắt đầu đóng góp một vai trò nổi bật trong việc hình thành nền móng của nền kinh tế quốc gia Việt Nam. Hàng loạt hiệp ước, hiệp định nhằm xây dựng và củng cố nền tảng của các cơ sở kinh tế và sự phát triển hợp tác trong nhiều lĩnh vực như khoa học, kỹ thuật, tài chính… Mối quan hệ hợp tác về kinh tế giữa Liên Xô và Việt Nam Dân chủ Cộng hòa (Việt Nam) cứ tăng dần đều theo các năm cho đến khi kết thúc chiến tranh và tiếp tục duy trì cho đến khi Liên bang Xô viết tan rã.

Phần lớn các khoản viện trợ kinh tế của Liên Xô hướng vào việc tái thiết và phát triển của các ngành công nghiệp hàng đầu của Việt Nam. Liên Xô giúp khôi phục và xây dựng các cơ sở của ngành công nghiệp mới nổi của Việt Nam, giúp tạo ra các nông trường quốc doanh, khảo sát địa chất, phát triển giao thông vận tải và thông tin liên lạc, cũng như trong các lĩnh vực giáo dục và y tế…

Sau khi Việt Nam thống nhất đất nước vào năm 1975, mối quan hệ kinh tế giữa Việt Nam và Liên Xô đã chuyển thành “hợp tác cùng có lợi”, nhưng với tinh thần “anh em”, Liên Xô vẫn tiếp tục cung cấp cho Việt Nam các khoản viện trợ kinh tế lớn cho đến giữa những năm 80.

Trong giai đoạn từ năm 1978 đến giữa những năm 1980, Liên Xô đã cung cấp các khoản viện trợ từ 700 triệu đến 1 tỷ USD viện trợ hàng năm cho Việt Nam. Các viện trợ bao gồm các khoản cho vay, tín dụng thương mại, đào tạo kỹ thuật, các dự án hỗ trợ, trợ giá…

Với việc ký kết một thỏa thuận thương mại tự do với Liên minh kinh tế Á-Âu trong năm 2015, các nhà lãnh đạo Việt Nam đã tuyên bố rằng sẽ nâng cao mức thương mại song phương với các nước thuộc liên minh kinh tế gồm các quốc gia thuộc Liên Xô cũ lên 10 tỷ vào năm 2020. Nhưng con số này vẫn còn khá khiêm tốn so với mức thương mại song phương hàng năm giữa Hoa Kỳ và Việt Nam với hơn 30 tỷ USD.

Một thời gian dài trong quá khứ, Moskva chính là đối tác thương mại lớn nhất của Hà Nội, mối quan hệ đặc biệt này kéo dài từ những năm 1970 đến năm 1991 với một thực tế rằng Liên Xô là quốc gia viện trợ lớn nhất cho Việt Nam.

“Toàn bộ các cơ sở công nghiệp của Việt Nam sau chiến tranh đã được khôi phục và xây dựng bởi sự giúp đỡ của người Liên Xô,” Hoàng Khư, một cựu chuyên viên kỹ thuật của liên doanh dầu khí Vietsovpetro cho biết.

Ông cho biết, sự giúp đỡ của người Liên Xô/ Nga đã vượt ra ngoài cả dầu khí. “Sự giúp đỡ của các chuyên gia Liên Xô và sau này là Nga đã vượt ra ngoài phạm vi lĩnh vực dầu và khí đốt. Chuyên gia Liên Xô đã giúp đỡ rất nhiều trong việc tái thiết miền Nam, làm sạch những vùng đất nông nghiệp đã bị nhiễm chất độc da cam và các hóa chất độc hại khác”.

Ngay sau khi kết thúc chiến tranh Việt Nam, cũng có một số quốc gia viện trợ tái thiết cho Việt Nam. Trung Quốc đã góp khoản tiền khoảng 300 triệu USD viện trợ hàng năm, cho đến khi hai nước xảy ra xung đột biên giới năm 1979. Nhật Bản cũng là một quốc gia sẵn sàng cung cấp các khoản viện trợ cho Việt Nam và các khoản viện trợ này bị ngưng khi Việt Nam đem quân giải phóng Campuchia khỏi thảm họa diệt chủng Polpot.

Ở phương Tây, chỉ có một quốc gia duy nhất cung cấp sự hỗ trợ cho Việt Nam bất chấp Chiến tranh Lạnh, đó là Thụy Điển. Khoản viện trợ trung bình hàng năm của Thụy Điển cho Việt Nam cho đến năm 1986 là khoảng 100 triệu USD. Các khoản viện trợ của Liên Xô đến Việt Nam tăng vọt khi Hà Nội gia nhập khối Comecon, một tổ chức kinh tế của các quốc gia khối XHCN bao gồm Liên Xô, Bulgaria, Cộng Hòa Séc, Hungary, Ba Lan và Romania.

Trong một nghiên cứu đã được công bố bởi Thư viện Quốc hội Nga (Library of Congress), các khoản viện trợ kinh tế của Liên Xô cho Việt Nam nằm trong khoảng 700 triệu đến 1 tỷ USD trong năm 1978. Cho đến giữa những năm 1980, khi Liên Xô phải đối mặt với rất nhiều vấn đề, họ vẫn dành cho Việt Nam khoản viện trợ 1 tỷ USD hàng năm.

“Chúng tôi đã xây dựng hàng loạt các nhà máy thủy điện ở Việt Nam…” Nikolai Baltak, một chuyên gia kỹ thuật người phục vụ ở Việt Nam từ năm 1983 đến năm 1987 cho biết, “Chúng tôi đã giúp đỡ cho đến khi Liên Xô không còn khả năng để trợ giúp Việt Nam”.

“Tuyến đường sắt Bắc-Nam từ thành phố Hà Nội đến thành phố Hồ Chí Minh đã được người Liên Xô giúp xây dựng lại, Liên Xô đã cũng cung cấp sự hỗ trợ về kỹ thuật để xây dựng lại các cây cầu lớn nhất trong cả nước.” Ông Khư cho biết.

“Các cơ sở hạ tầng du lịch thời Pháp bị phá hủy bởi chiến tranh đã được người Liên Xô giúp đỡ xây dựng lại. Những khách du lịch đầu tiên từ châu Âu đến Việt Nam sau khi kết chiến tranh chính là người Liên Xô / Nga. Việt Nam sau chiến tranh đã bị bao vây cô lập, nhưng ngay cả với người Liên Xô bình thường họ cũng có một cái nhìn sâu sắc vào việc tái thiết lại Việt Nam. Hiện tại Việt Nam hiện là một trong những điểm thu hút khách du lịch Nga phổ biến nhất ở châu Á”, Ông Khư chia sẻ.

Hiện tại thương mại Việt – Mỹ lớn hơn gấp nhiều lần so với Việt-Nga, nhưng “có rất nhiều cơ hội mà người Nga có thể thấy ở thị trường Việt Nam. Nga chắc chắn vẫn là đối tác ưu tiên của Việt Nam trong các lĩnh vực công nghệ cao, quốc phòng và điện hạt nhân.” Ông Khư cho biết thêm.

Nhiều hy vọng trong lĩnh vực hợp tác kinh tế giữa Moskva và Hà Nội. Xuất khẩu xe Renault và thành lập cụm công nghiệp Việt Nam tại Moskva sẽ giúp thúc đẩy quan hệ kinh tế với quốc gia đã từng là người bạn quan trọng nhất của Việt Nam.

Học một ngoại ngữ cũng giống như chơi một nhạc cụ. Điều này đòi hỏi thời gian, thực hành, và nỗ lực. Nhưng khi có quyết tâm như vậy mà không có người để cùng tập hành tiếng thì sẽ ra sao? Đó là câu chuyện của hàng triệu học sinh sinh viên Xô viết, những người đã học tiếng Anh mà ý thức rõ rằng mình sẽ chẳng có cơ hội tới những nước nói tiếng Anh hoặc gặp người nói tiếng Anh bản địa tại nước mình.

Phong trào dạy và học tiếng Anh

Năm 1963 có một bộ phim đáng chú ý của Liên Xô tên là “Tôi đi quanh Moscow”, trong đó một nhà văn trẻ đến từ Siberia than phiền rằng mình đang chật vật học tiếng Anh. Cụ thể, nhân vật Volodya Ermakov than vãn: “Học tiếng Anh ở trường trong nhiều năm nhưng tôi vẫn không hiểu nổi một từ tiếng Anh. Một cảnh khác trong bộ phim là một bồi bàn tại một quán cà phê ở trung tâm Moscow bắt đầu buổi sáng bằng một chương trình dạy tiếng Anh trên đầu đĩa nhựa vinyl.

Bộ phim đã phản ánh xu hướng văn hóa thời đó. Vào đầu thập niên 1960, trong thời kỳ “tan băng” (hậu Stalin), việc học tiếng nước ngoài trở thành một phần trung tâm trong chính sách đối ngoại của Liên Xô. Hội đồng Bộ trưởng (tức chính phủ) của Liên Xô ra một sắc lệnh đặc biệt có tên “Về cải thiện việc học ngoại ngữ”, tạo đà cho phong trào này. Theo sắc lệnh này, Liên Xô đang mở rộng và tăng cường quan hệ quốc tế với thế giới. Do đó, tài liệu nói, việc các chuyên gia trong các lĩnh vực khác nhau cũng như dân thường có tri thức về tiếng nước ngoài sẽ đem lại ích lợi.

Các trường học cung cấp các khóa tiếng Anh chuyên sâu bắt đầu nở rộ như nấm trên khắp đất nước. Tuy nhiên hiệu quả thì không rõ ràng cho lắm. Có một số yếu tố cản trở chiến dịch dạy ngoại ngữ này, đó là thiếu thực hành, thiếu đam mê, và thiếu cam kết.

Thường thì trẻ nhỏ học ngoại ngữ nhanh hơn người lớn. Giai đoạn từ năm 1930-1950, tiếng Anh, Đức, và Pháp được dạy như một ngôn ngữ thứ hai tại trường học Liên Xô. Nhưng vì sao học sinh Liên Xô lại không giao tiếp hiệu quả bằng các ngôn ngữ này? Nguyên nhân có lẽ là vì giai đoạn này, giáo viên cố gắng để cho các em học sinh nhồi nhét kiến thức theo kiểu học vẹt chứ không nuôi dưỡng đam mê đối với văn hóa của đất nước nói thứ tiếng đó.

Bà Natalia, 69 tuổi, nhớ lại: “Tôi không muốn học ngoại ngữ nào tại trường cả. Tôi khổ sở lắm, tôi mà nói ngoại ngữ nào đó thì chắc chẳng ai trên thế gian này hiểu nổi tôi. Thật thảm họa”.

Đa số người dân Liên Xô thời đó không được ra nước ngoài và không có cơ hội trau dồi kỹ năng ngoại ngữ của mình. Họ cơ bản không thể giao tiếp bằng tiếng nước ngoài trong môi trường tự nhiên với một người nói bản ngữ. Và rốt cuộc, tiếng Anh của họ cơ bản là một tử ngữ, tương tự như tiếng Latin.

Sự kỳ diệu của giáo trình hoàn toàn “cây nhà lá vườn”

Ngạn ngữ Latin có câu “Scientia potestas est”, có nghĩa là tri thức tạo nên sức mạnh. Chính xuất phát từ điều đó, một người phụ nữ Nga đầy quyết tâm tên là Natalia Bonk đã dốc sức thúc đẩy việc học tiếng Anh trên toàn lãnh thổ Liên Xô. Nhà giáo đầy tâm huyết này đã dành cả đời để quảng bá ngôn ngữ của Shakespeare ở Liên Xô, bà đã tạo ra một cuốn sách giáo khoa tiếng Anh mà về sau trở thành tiêu chuẩn vàng trong ngành dạy tiếng Anh ở Liên Xô.

Điều đáng chú ý là nhà ngôn ngữ xuất sắc này (sinh ra ở Moscow) khi ấy chưa một lần nào bước chân ra khỏi Liên Xô. Sau khi tốt nghiệp cử nhân tiếng Anh, bà bắt đầu giảng dạy các khóa tiếng Anh tại Bộ Thương mại. Một buổi chiều nọ, một giảng viên cao cấp dự buổi dạy của Bonk. Khi tiết học kết thúc, ông này đã hỏi Bonk là bà đã lấy các bài tập ngữ pháp tiếng Anh từ nguồn nào. Bonk đáp rằng chính mình xây dựng các bài tập đó, vì lúc đó ở Liên Xô đang thiếu sách giáo khoa về tiếng Anh. Ngay ngày hôm sau, Bonk được triệu tập tới chỗ người đứng đầu khóa dạy học này và được yêu cầu viết một cuốn sách giáo khoa mới về tiếng Anh.

Kiệt tác của Bonk ra đời vào năm 1960. Ấn phẩm đầu tiên là do một nhà xuất bản tên là Globus ở Áo xuất bản. Bonk và các đồng tác giả gần như bật khóc khi đón nhận mẻ sách đầu tiên, vì lúc đó sách “nặng như gạch”. “Chúng tôi lúc đó thực sự lo sợ về độ nặng và độ dày của sách, chỉ mong bạn bè mình sẽ mua sạch số sách này”.

Nhưng rồi không ai ngờ tác phẩm 2 tập này (được viết chung với Galina Kotiy và Natalia Lukyanova) lại vượt qua được thử thách của thời gian, trở thành tác phẩm kinh điển trong lĩnh vực này. Sách đã được tái bản vô số lần kể từ năm 1960. Học sinh sinh viên coi đây là cẩm nang để học tiếng Anh. Ấn phẩm tái bản mới nhất ra lò vào năm 2019 vừa qua và bán chạy như tôm tươi tại các cửa hàng sách hàng đầu tại Moscow.

Vadim, 56 tuổi, nói: “Tôi còn nhớ sách của cô Bonk thời còn học đại học. Tôi mượn sách của một người bạn nhiều năm trước đây và không bao giờ trả lại nữa. Đây là cuốn sách được lật giở nhiều. Vài năm trước, khi tôi đi công tác ở Thụy Điển, tôi đã phải tra cứu qua tập sách dày 900 trang này và thấy sách thực hữu ích. Cuốn sách rất tốt nếu bạn muốn tra cứu nhanh hoặc cần cải thiện ngữ pháp của mình”.

Thành công của giáo trình này có mấy nguyên nhân. Tác giả cuốn sách giải thích như sau: “Sách được viết cho những người nói tiếng Nga như tiếng mẹ đẻ. Các khó khăn xuất hiện trong quá trình học bắt nguồn từ khác biệt trong cấu trúc ngữ pháp của tiếng Nga và tiếng Anh, về cả từ vựng và ngữ âm. Tất nhiên, cũng có nhiều điểm tương đồng giữa 2 ngôn ngữ”.

Vài thế hệ sinh viên Liên Xô đã học tiếng Anh bằng cuốn sách bán chạy nhất của Bonk. Trong một thời gian dài, không có giáo trình nào thế chân được cuốn sách của Bonk về tầm cỡ. Cuốn sách đó đã trở thành một “kinh thánh” cho các học viên Liên Xô.

VOV.VN - Từng là thuộc địa của Pháp nhưng đảo quốc Seychelles lại có tỷ lệ cực lớn người dân giỏi tiếng Anh, sử dụng thành thạo ngôn ngữ này.

Do thiếu môi trường và phương tiện, một số thanh niên Nga đã cố gắng cải thiện khả năng nói tiếng Anh của mình bằng cách nghe mọi thứ trên các chương trình phát thanh nói tiếng Anh.

Fyodor, 69 tuổi, nhớ lại: “Tôi học tiếng Anh ở trường, nhưng tất cả những gì tôi nói được 8 năm sau đó chỉ là “London là thủ đô Anh Quốc”. Để bù lại thời gian đã mất, tôi nghe đài BBC. Khu nhà nghỉ dưỡng của cha mẹ tôi cách thủ đô khoảng 25km, tín hiệu radio ở đó tốt hơn ở Moscow (không bị gây nhiễu để phá “đài địch” như ở thủ đô). Khi tôi mới nghe BBC, tôi chẳng hiểu nổi dù chỉ một từ. Sáu tháng sau, tôi bắt đầu hiểu dần. Nghe chương trình trực tiếp cuối cùng giúp tôi phát triển năng lực ngôn ngữ”.

Học tiếng Anh qua nghe nhạc Beatles

Phát thanh không phải là nguồn học tiếng Anh duy nhất ở Liên Xô. Một số người học nhận thấy rằng nghe nhạc cũng là cách tốt.

Sergei, 56 tuổi, nhớ lại: “Tôi chẳng có động lực học ngoại ngữ vì tôi khá chắc rằng mình chẳng bao giờ được ra nước ngoài. Mẹ tôi làm ở nhà xuất bản và đã học tiếng Anh hồi những năm 1940 nhưng chẳng bao giờ thực hành tiếng Anh cả. Vấn đề chung ở đây là: Chẳng có ai để bạn giao tiếp với họ bằng tiếng Anh. Tôi không muốn phí thời gian học cái mà tôi không thể sử dụng trong đời thực. Tuy nhiên năm 1975 là một bước ngoặt. Tôi bắt đầu nghe nhạc của ban nhạc Beatles”.

Các sinh viên Liên Xô học tiếng Anh như ngoại ngữ 2 thường nhận định sai lầm rằng học ngữ pháp sẽ mở mọi cánh cửa cho họ. Thực tế, họ gần như không nói được thứ ngôn ngữ này. Tiếng Anh của họ nghe rất cứng nhắc vì cách duy nhất họ học ngôn ngữ này là thông qua sách vở và tài liệu kỹ thuật. Không có chỗ để thực tập các kỹ năng hội thoại thực sự. Họ không xem nổi (và hiểu) một bộ phim tiếng Anh. Hàng triệu công dân Xô viết học tiếng Anh hàng năm trời nhưng không thể giao tiếp bằng tiếng Anh được./.

Đối với thế hệ du học sinh Việt Nam những năm 70-80 của thế kỷ trước, Liên Xô luôn vĩ đại và và thiêng liêng như quê hương thứ hai, với những con người thật phúc hậu, nhân ái.

- Đối với thế hệ du học sinh Việt Nam những năm 70-80 của thế kỷ trước, Liên Xô luôn vĩ đại và và thiêng liêng như quê hương thứ hai, với những con người thật phúc hậu, nhân ái, luôn yêu thương và giúp đỡ người Việt Nam như người thân trong gia đình mình.

Ngày kỷ niệm 100 năm Cách mạng Tháng Mười Nga, ký ức trong tôi về một chặng đường học tập và tu nghiệp ở Liên bang Xô-viết lại ùa về.

Năm ấy, 1975, tôi cùng với hàng trăm sinh viên trẻ bắt đầu lên tàu sang Liên Xô. Điểm đến của chúng tôi là Tashkent, thủ đô của nước Cộng hòa XHCN Xô-viết Uzbekistan thuộc Liên bang Xô-viết, nay là Cộng hòa Uzbekistan. Chúng tôi là những sinh viên thi đỗ Đại học đạt điểm cao, được Nhà nước chọn cử đi học với học bổng hỗ trợ hoàn toàn của Chính quyền Xô viết. Giai đoạn đó, mỗi năm, Việt Nam có tới 600 học sinh được cử sang Liên Xô học tập.

Chúng tôi phải trải qua 1 năm học Khoa Dự bị tại Đại học Tổng hợp Tashkent trước khi được bố trí về học các chuyên ngành khác nhau trong hệ thống các trường đại học thuộc Liên bang Xô-viết.

Nhưng có lẽ, một năm ngắn ngủi ấy lại đọng lại những ấn tượng sâu đậm nhất trong tôi- một chàng sinh viên mới 17 tuổi, lần đầu đặt chân tới một đất nước vĩ đại, thiêng liêng, nơi được coi là thành trì của Chủ nghĩa xã hội và đang cưu mang biết bao nước nghèo.

Khoa dự bị của Đại học Tổng hợp Tashkent nằm biệt lập với khu trường chính ở ngay trung tâm thành phố, trên đường Bogdan Khmennitsky, trong một tòa nhà cổ kính, có sân vườn rộng.

Vừa mới tới nơi, các anh chị sinh viên khoá trên người Việt, vốn từ nhiều trường khác nhau trong nước như Đại học Tổng hợp, Bách khoa, Y khoa, Nông nghiệp đã ngay lập tức đến thăm hỏi, giúp đỡ, xoá tan ngay thứ cảm giác lo lắng, bỡ ngỡ ban đầu. Và cũng có thể, các anh trai khoá trên ấy chỉ muốn đến “coi mặt” các bạn nữ người Việt mới sang để kết bạn mà thôi?!

Sau này, chính các anh chị ấy đã dạy chúng tôi tất cả những việc cần biết của một sinh viên du học, từ việc tự cắt tóc, tự may quần áo cho đến chụp ảnh, tráng phim, phóng rửa ảnh,... và thậm chí, rủ đi dã ngoại, chơi thể thao.

Thời điểm nhập học đã là cuối hè, đầu thu, chúng tôi được nhà trường đưa đi mua sắm quần áo ấm ở Cửa hàng Bách hóa tổng hợp. Đồ dùng học tập được nhà trường cấp miễn phí. Ngoài ra, chúng tôi còn có học bổng 70 rúp một tháng được dùng cho ăn uống, sinh hoạt.

Cô giáo chủ nhiệm lớp tôi tên là Elena, người Ucraina, có chồng là sỹ quan Hồng quân đang phục vụ ở Trung Á. Cô có gương mặt phúc hậu và đặc biệt, rất yêu học sinh Việt Nam. Như một lẽ tự nhiên, những sinh viên người Việt ngày đó, ai ai cũng đều chung một cảm nhận rằng, trong trái tim những con người Liên Xô ấy luôn là một sự sẻ chia, đồng cảm và sẵn lòng giúp đỡ những người Việt Nam- đến từ đất nước nghèo khó bởi chiến tranh trong cả học tập lẫn sinh hoạt thường nhật.

Cũng nhờ tiếp xúc với những con người thân thiện đó, tiếng Nga của chúng tôi tốt lên nhanh chóng và cũng dần dễ dàng học được các môn tự nhiên khác bằng tiếng Nga. Đây là bước quan trọng để tiếp cận dần các từ ngữ, thuật ngữ khoa học chuyên ngành, phục vụ cho việc nghe giảng ở các trường đại học sau này.

Thời tiết ở Tashkent là thời tiết sa mạc, lạnh vào mùa đông và rất khô, nóng vào mùa hè, có khi nóng tới 40 độ. Ngay trong một mùa, nhiệt độ giữa ngày và đêm cũng chênh lệch hàng chục độ.

Mùa đông năm đó, chúng tôi được trường cho đi nghỉ đông ở làng Kumushkan, cách không xa Tashkent. Lần đầu tiên tôi được nhìn tuyết rơi, một hình ảnh rất thú vị. Tất cả lũ sinh viên chúng tôi như những đứa trẻ mới lớn, lao ra sân nghịch tuyết, vo tuyết lại và ném vào nhau.

Mùa hè, chúng tôi được đi chơi ở hồ thủy lợi Tuyabugus, thường gọi là Tashmore, cách thành phố Tashkent khoảng 30 km về phía Nam, rồi tham gia các đội xây dựng của sinh viên gọi là stroyotriad.

Phải nói rằng, cuộc sống của du học sinh thuở ấy mà Liên Xô dành cho chúng tôi- đẹp và long lanh như một giấc mơ: hoạt động văn nghệ, thể thao sôi nổi, với thú vui chung tiền mua máy quay đĩa loại sách tay, mua các đĩa nhạc của Beatles, Humperdinck,… của Anh hay Samosvetu, Pesnjaru, Sinnaya Ptitsa,… của Nga về nghe.

Hương vị của món mỳ Lakhman, gạo nấu Plov và thịt cừu nướng kiểu Uzbek vẫn còn rõ nét. Và mặc dù bị cấm yêu đương hay xem phim Mỹ thì chúng tôi vẫn cảm thấy rất háo hức mon men ra công viên gần trường chỉ để xem nhảy đầm trong dịp cuối tuần hay lễ hội.

Tất nhiên, đối với lưu học sinh chúng tôi, tập trung học luôn là nhiệm vụ tiên quyết và trọng yếu. Lớp chúng tôi không đơn thuần chỉ như một lớp học, mà còn là một tổ chức có đơn vị trưởng, có lãnh đạo, có chi đoàn, có cấp ủy. Trong tâm khảm mỗi sinh viên, việc học là một trách nhiệm cao cả, rèn luyện, tu dưỡng để trở về cống hiến cho Tổ quốc. Nếu để điểm kém, để bị phê bình là điều tối kỵ đáng xấu hổ nhất.

Nói thêm về thủ đô Tashkent của Uzbekistan, khi đó, nơi đây vẫn đang trong quá trình xây dựng lại sau khi bị san phẳng bởi trận động đất lớn 9 năm trước. Thành phố nổi tiếng của Trung Á cổ đại  vẫn chưa có metro. Đến năm 1991, khi Liên bang Liên Xô tan ra, Uzbekistan trở thành quốc gia độc lập.

Một điểm khá đặc biệt ở quốc gia này là mặc dù, có rất nhiều nhóm sắc tộc khác như người Nga, Tajik,  Kazakh, Karakalpak hay và Tatar…, nhiều tôn giáo như Hồi giáo, Nhà thờ chính thống Phương Đông, Phật giáo hay Do thái giáo, nhưng chúng tôi hoàn toàn không cảm nhận được sự cách biệt giữa các dân tộc và tôn giáo. Tất cả người dân ở đây đều hết mực thân thiện, quý mến và luôn sẵn lòng giúp đỡ các sinh viên Việt Nam.

Cho tới tận bây giờ, dù hàng chục năm trôi qua, khoá chúng tôi vẫn hay gặp nhau. Rất nhiều người trong chúng tôi, sau khi học tập và tu nghiệp ở Liên Xô ngày đó, đã về nước thành đạt, giữ nhiều trọng trách trong bộ máy nhà nước.

Chẳng hạn như anh Lương Phan Cừ, cựu sinh viên luật Đại học Tổng hợp Tashkent, sau nhiều khóa làm đại biểu Quốc hội, nay là Chủ tịch Hội Hữu nghị Việt Nam-Uzbekistan, anh Đặng Quang Phương, nguyên Phó Chánh án Tòa án nhân dân tối cao, anh Lê Hưng Quốc, nguyên Phó Giám đốc Sở Ngoại vụ, nguyên Chủ tịch Liên hiệp các tổ chức hữu nghị TP Hồ Chí Minh, giáo sư Nguyễn Đăng Dung, Đại học Quốc gia Hà Nội...

Quãng thời gian ấy hẳn luôn là thước phim sống động và đẹp nhất trong cuộc đời sinh viên chúng tôi. Dù thế giới có nhiều đổi thay, Liên Xô vẫn luôn là quê hương thứ 2 để chúng tôi hướng về với nhiều xúc cảm hoài niệm thiêng liêng.

(Nguyên Phó Chủ nhiệm Uỷ ban Tài chính- ngân sách của Quốc hội, cựu sinh viên Khoa dự bị, Đại học Tổng hợp Tashkent khoá 1975-1976, cựu sinh viên Đại học Trắc địa, đo đạc hàng không và bản đồ Moskva, Liên xô)

Tháng 10-1941, Liên Xô đứng trước tình thế nguy kịch. Trong những trận quyết đấu gần thành phố Vyazma cách thủ đô Moskva 200 km, Hồng quân Liên Xô đã tổn thất lên đến 1 triệu người thương vong và bị bắt làm tù binh. Đường tiến vào Moskva lúc này rộng mở đối với quân phát-xít Đức.

Lúc bấy giờ, các sư đoàn tinh nhuệ từ Siberia, Ural và Viễn Đông vẫn chưa kịp đến để bảo vệ thủ đô, Bộ chỉ huy quân sự Liên Xô đang phải kìm chân kẻ địch bằng tất cả lực lượng hiện có. Tuy nhiên, quân Đức vẫn liên tục tiến lên và ngày 2-12-1941, các đơn vị thuộc Sư đoàn xe tăng số 2 của chúng đã chiếm làng Krasnaya Polyanka cách Điện Kremlin chỉ 30 km.

Bộ chỉ huy của Đức Quốc xã tin rằng, sự thất bại của Hồng quân Liên Xô là không tránh khỏi. Hy vọng vào đợt tấn công quyết định cuối cùng, chúng không thèm để ý rằng, sau những đòn phản công liên tục của Liên Xô, quân Đức đã bị kiệt sức và quá căng thẳng, còn các sư đoàn xe tăng và cơ giới thì rất vất vả để vượt qua những bãi mìn dày đặc trên đường tiến đánh Moskva. Ngoài ra, lúc đó bắt đầu xuất hiện những vấn đề về tiếp tế và nạn dịch khiến ngựa chết hàng loạt do thiếu thức ăn và mùa đông khắc nghiệt.

Ngày 5-12, điều hoàn toàn bất ngờ xảy ra với quân địch, khi Mặt trận phía Tây của Nguyên soái Georgy Zhukov và Mặt trân Tây-Nam của Nguyên soái Konstantin Timoshenko chuyển sang phản công quy mô lớn. Bị giáng đòn mạnh, quân Đức đang bị kiệt sức bắt đầu nhanh chóng bỏ chạy khỏi Moskva, thậm chí một số nơi sự rút lui này biến thành cuộc tháo chạy trong hoảng loạn. Đến đầu tháng 1-1942, quân phát-xít mới ổn định được mặt trận.

“Cuộc tấn công vào Moskva đã thất bại. Toàn bộ những tổn thất và nỗ lực của quân chúng ta là vô ích”, tướng Đức Quốc xã Heinz Guderian viết trong cuốn “Hồi ký người lính” của mình. Chiến lược “chiến tranh chớp nhoáng” của quân phát-xít hoàn toàn phá sản. Quân Đức bị đánh bật cách Moskva 100-250 km không còn là mối đe dọa nghiêm trọng đối với thủ đô của Liên Xô nữa.

Sau khi đánh bại quân đội Liên Xô ở Kharkov vào tháng 5-1942, quân Đức có cơ hội tấn công quy mô lớn theo hướng những mỏ dầu ở Kavkaz và hướng Stalingrad – trung tâm công nghiệp lớn của Liên Xô và nút giao thông quan trọng trên dòng Volga. Việc mất Stalingrad có thể trở thành thảm họa thực sự đối với Hồng quân Liên Xô.

Những đợt ném bom quy mô lớn và những cuộc giao tranh ác liệt trên đường phố đã phá hủy gần như hoàn toàn thành phố. Chống trả quân Đức trong tuyệt vọng, các đơn vị của Tập đoàn quân số 62 buộc phải rút về sông Volga, nơi đang cố thủ đến cùng trên những mảnh đất nhỏ thuộc khu vực nhà máy “Krasny Oktyabr” và “Barrikady”.

Ngày 19-11-1942, chờ cho đến khi Tập đoàn quân số 6 của Đức mắc kẹt lại trong thành phố, quân đội Liên Xô bắt đầu tấn công quy mô lớn vào các cánh của địch được bảo vệ kém. Chọc thủng hàng phòng ngự của chúng, Hồng quân Liên Xô khép chặt vòng vây xung quanh cụm quân địch có 330 nghìn binh tại Stalingrad, đến đầu tháng 2-1943 thì bị tiêu diệt hoàn toàn. Trong cuộc chiến thuộc hàng đẫm máu nhất lịch sử thế giới này, hai bên chịu thương vong tổng cộng lên đến 2 triệu người. Thất bại trong trận Stalingrad trở thành cú sốc thực sự đối với Đức Quốc xã và những kẻ đồng minh của chúng.

Mùa hè năm 1943, quân Đức chuẩn bị tấn công quy mô lớn vào trung tâm mặt trận Xô-Đức ở khu vực Kursk. Sau khi đánh bại Hồng quân Liên Xô theo hướng này, quân phát-xít tính trở lại thế chủ động chiến lược bị đánh mất sau thảm họa ở Stalingrad.

Sự tính toán của Đức về một cuộc tấn công bất ngờ là không phù hợp. Tình báo quân sự Liên Xô đã kịp thời phát hiện quân địch chuẩn bị chiến dịch “Thành trì” và thậm chí còn ấn định ngày mở cuộc tấn công là 5-7-1943.

Trong trận vòng cung Kursk, hai bên tham gia lên đến 2 triệu quân, 4.000 máy bay và 6.000 xe tăng. Đây là trận đánh có nhiều xe tăng nhất trong lịch sử.

Trên các hướng tấn công chính, quân phát-xít gặp phải sự chống trả kiên cường của binh sĩ Liên Xô, trong một tuần chúng chỉ tiến quân được 10 km. Đại đội trưởng Đại đội pháo cối Evgeny Okishev nhớ lại: “Trận đánh diễn ra cam go và căng thẳng đến nỗi bây giờ tôi vẫn nhớ như in cảm giác của mình rằng, đến cuối ngày tôi sẽ rất vui nếu mình bị thương hoặc bị giết... Bởi lúc đó thần kinh rất căng thẳng, trời thì nắng nóng, tiếp tế thì không có… Những công sự của chúng tôi trên điểm cao bị quân Đức khống chế bằng hỏa lực”.

Đứng vững trước đợt tấn công của quân phát-xít, Hồng quân Liên Xô chuyển sang phản công quy mô lớn, khiến cho kẻ địch đã bị suy yếu thất bại. Quân Đức Quốc xã cuối cùng mất thế chủ động trong cuộc chiến chống Liên Xô và bắt đầu tháo chạy về phía Tây.

Mùa hè năm 1944, Hồng quân Liên Xô sử dụng chính thứ vũ khí của quân Đức Quốc xã để chống lại chúng, đó là chiến lược “chiến tranh chớp nhoáng”. Chiến lược này cho thấy, Hồng quân có khả năng trong thời gian ngắn phối hợp sử dụng hợp lý các binh đoàn xe tăng và lực lượng không quân để chọc thủng tuyến phòng ngự mạnh của kẻ địch, bao vây và nhanh chóng tiêu diệt các cụm quân phát-xít.

Cuộc tấn công quy mô lớn của Liên Xô bắt đầu ngày 23-6-1944 nhằm vào cụm các Tập đoàn quân “Trung tâm” tại Belarus là hoàn toàn bất ngờ với Bộ chỉ huy của Đức Quốc xã. Chúng nghĩ rằng, hướng ưu tiên trong đòn tấn công chính của Hồng quân vẫn sẽ là Ukraine, bởi qua đó có thể tiến đánh các mỏ dầu của Romania.

Chiến dịch tấn công “Bagration” kéo dài hơn hai tháng. Trong thời gian đó, quân đội Liên Xô tiến về phía Tây 600km, giải phóng lãnh thổ Belarus và một phần miền Đông Ba Lan, đồng thời mở đường tiến đến Warsaw (Varsava) và Đông Prussia. Cụm các Tập đoàn quân “Trung tâm” chịu tổn thất lên đến 500.000 quân thương vong và bị bắt làm tù binh, sau đó thực tế thì không còn tồn tại nữa.

Du kích quân Belarus đã đóng vai trò chính trong chiến dịch “Bagration”. Họ không những chỉ ra những vị trí yếu nhất trong hàng phòng thủ của kẻ địch, mà còn tấn công từ hậu phương, từ đó hỗ trợ đắc lực cho lực lượng tấn công vào những thời điểm mang tính quyết định. Nguyên soái Ivan Bagramyan trong cuốn hồi ký “Đường đến chiến thắng” viết: “Danh sách những đoàn xe lửa của quân phát-xít bị trật đường ray ngày càng tăng. Thực tế, tuyến giao thông bằng đường sắt của quân phát-xít đã bị tê liệt. Chúng không hề dễ dàng di chuyển trên đường bộ. Tại đây ngày cũng như đêm, không lúc nào du kích quân cho chúng được yên».

Ngày 17-7-1944, những hàng tù binh Đức bị bắt trong các trận đánh ở Belarus được dẫn giải trên đường phố Moskva. Tham gia “cuộc diễu hành của những kẻ bại trận” này tại thủ đô Liên Xô có tổng cộng 57 nghìn binh lính và sĩ quan Đức, trong đó có hàng chục tướng lĩnh.

Để tấn công thủ đô của Đức Quốc xã, Bộ chỉ huy quân sự Liên Xô huy động lực lượng với quân số hơn 2 triệu người, nhằm đánh tan 800 nghìn quân phát-xít. Berlin đã được quân Đức biến thành pháo đài kiên cố, còn trên đường tiến vào thành phố được xây dựng các tuyến phòng ngự theo chiều sâu.

Ngày 20-4-1945, đội pháo binh tầm xa thuộc Quân đoàn bộ binh số 79 chúc mừng sinh nhật trùm phát-xít Hitler bằng đòn pháo kích đầu tiên vào Berlin. Năm ngày sau, thành phố đã bị Hồng quân Liên Xô khép vào vòng vây.

Trong vòng gần một tuần đã diễn ra các cuộc giao tranh ác liệt giành Berlin. Quân Đức biến từng con phố thành tuyến phòng thủ được dựng lên bằng chiến lũy, hầm trú ẩn, chiến hào và ụ súng máy. Quân đội Liên Xô càng tiến đến gần trung tâm, thì càng vấp phải sự chống trả ác liệt.

Ngày 30-4-1945, bắt đầu nổ ra trận đánh chiếm tòa nhà quốc hội Đức. Mặc dù sáng sớm ngày 1-5 trên nóc tòa nhà đã treo cờ đỏ chiến thắng, nhưng hai bên vẫn tiếp tục bắn nhau suốt ngày.

Sau khi trùm phát-xít Hitler tự tử, ngày 30-4-1945, ban lãnh đạo mới của Đức Quốc xã đã đề nghị Bộ chỉ huy quân sự Liên Xô ký kết hiệp định ngừng bắn. Đáp lại, phía Liên Xô tuyên bố chỉ chấp nhận đầu hàng vô điều kiện. Phía Đức từ chối, giao tranh với thế lực mới lại bắt đầu, dù kéo dài không lâu. Ngày 2-5-1945, đội phòng vệ Berlin tuyên bố đầu hàng.

Nguyên soái Georgy Zhukov từng viết: “Các chiến sĩ của chúng ta trong các cuộc giao tranh đều tỏ ra rất hưng phấn, anh dũng và táo bạo. Sự trưởng thành và lớn mạnh của quân đội chúng ta trong những năm tháng chiến tranh đã được thể hiện hoàn toàn trong trận Berlin. Trong chiến dịch Berlin, những người lính, binh sĩ, sĩ quan và tướng lĩnh đã cho thấy họ là những người trưởng thành, cương quyết và cực kỳ gan dạ”.

Tổng cộng hơn 75.000 quân lính Liên Xô đã hy sinh trong trận chiến giành Berlin.

Đến tháng 1-1943, sự thất bại của Quân đội Đức Quốc xã trong Trận Stalingrad là hiển nhiên. Cuộc đụng độ hoành tráng này đã thay đổi tiến trình của Thế chiến II kéo dài sáu tháng rưỡi. Liên Xô đã mất hơn 1 triệu binh sĩ, trong khi quân Đức tử vong là 950.000. Quân đoàn quân số 6 dưới sự chỉ huy của Trung tướng Friedrich Paulus cuối cùng đã bị bao vây và tiêu diệt.

Vào ngày thứ hai đến ngày cuối cùng của trận chiến, trùm Đức Quốc xã Adolf Hitler đã thăng cấp cho Paulus lên thống chế. Trong thông điệp cuối cùng của mình, Hitler đã đưa ra một mệnh lệnh rõ ràng: "Không một thống chế Đức nào từng bị bắt làm tù binh". Hitler mong Paulus tự sát khi bị Liên Xô bắt, nhưng Thống chế Paulus đã chọn cuộc sống và đầu hàng vào ngày 31-1-1943.

Nguyên soái Friedrich Paulus của Đức tại Trụ sở Hồng quân để thẩm vấn vào ngày 1-3-1943.

Đối với Moscow, sự đầu hàng của Thống chế Paulus rất quan trọng không chỉ về mặt uy tín. Sau cuộc xâm lược của Đức Quốc xã, chính phủ Liên Xô cho những người cộng sản Đức đến ẩn náu ở Liên Xô vào những năm 1930 và thành lập một tổ chức chống phát xít.

Sau thất bại tại Stalingrad, làm suy yếu niềm tin vào chiến thắng của Đức, khoảng 91.000 binh sĩ Wehrmacht đã bị bắt làm tù binh - đây một dịp khá tốt cho sự ra mắt của tổ chức chống phát xít. Wehrmacht là tên thống nhất của các lực lượng vũ trang quân đội Đức Quốc xã từ năm 1935 đến năm 1945. Wehrmacht bao gồm Heer, Kriegsmarine và Luftwaffe. Đây là lượng chiến đấu chính của Đức trong Chiến tranh thế giới thứ hai, được đánh giá là lực lượng quân đội hùng mạnh nhất thế giới vào thời điểm này.

Vào tháng 7-1943, Liên Xô đã thành lập Ủy ban Quốc gia về một nước Đức tự do, và sau đó là Liên minh các quan chức Đức dưới sự giám sát của Tướng Walther Kurt von Seydlitz-Kurzbach bị bắt. Tuy nhiên, để tuyên truyền chống phát xít thành công, Kurzbach là không đủ. Chính phủ Liên Xô cần một người Đức rất nổi tiếng, một người như Thống chế Paulus.

Những người làm việc cùng thời với Thống chế Paulus cho biết, ông là một người lính có trách nhiệm và chu đáo, và một sĩ quan tham mưu nghiêm khắc. Cụ thể, ông đã tham gia phát triển Chiến dịch Barbarossa khét tiếng xâm lược Liên Xô.

Trong chiến tranh, trước khi đánh trận Stalingrad, Paulus làm trưởng phòng, thực tế làm công việc giấy tờ ở mặt trận nhà. "Lệnh bổ nhiệm Paulus làm Tư lệnh Quân đoàn 6 năm 1942 là một sai lầm chết người. Trước đó, ông ta thậm chí còn không chỉ huy một trung đoàn", Wieder viết.

Một điểm yếu khác của Paulus, theo Wieder, là niềm tin mù quáng của người này vào Hitler. Việc ông ta từ chối tự tử về cơ bản là trường hợp đầu tiên mà một sĩ quan từ chối tuân theo ý muốn của lãnh đạo. Tuy nhiên, ngay cả khi bị bắt làm tù binh, nguyên soái cho biết ông vẫn là một người xã hội chủ nghĩa.

Paulus ở trại tù binh Kriegsgefangenschaft.

Khi phát hiện ra việc thành lập Liên minh chống phát xít Đức, Paulus ban đầu "lên án mạnh mẽ liên minh và bằng văn bản từ bỏ tất cả tù binh Đức tham gia", nhà sử học Mikhail Burtsev nói.

Khi đó, Liên Xô sử dụng các đòn tâm lý nên Paulus đã thay đổi quan điểm của mình. Lúc đó người bạn của Paulus là Đại tướng Erwin von Wirzleben bị xử tử tại Đức, vì đã tham gia vào âm mưu chống Hitler tháng 7-1944, điều này cũng đóng một vai trò quan trọng làm cho nguyên soái Paulus chán Hitler. Từ đó Paulus bắt đầu thấy bản thân cũng chỉ là một quân bài của Hitler.

Vào ngày 8-8-1944, một năm rưỡi sau khi bị bắt làm tù binh, Paulus đã nói chuyện trên Đài phát thanh Đức và nói với những người lính Wehrmacht. "Đối với Đức, chiến tranh đã chấm dứt. Đức phải từ bỏ Hitler".

Đó là bài phát biểu chống Hitler đầu tiên nhưng không phải cuối cùng của Paulus. Ông gia nhập hàng ngũ của Liên minh các quan chức Đức và nhiều lần kêu gọi người dân Đức chống lại Hitler. Sau đó ông có những bài phát biểu chống phát xít mạnh mẽ.

Paulus làm việc trong Chính phủ Liên Xô, sau này ông là nhà tư vấn chính cho bộ phim của đạo diễn Vladimir Petrov về Trận chiến Stalingrad  (1949). Sau khi Stalin qua đời, Paulus đã xin chuyển về quê hương Dresden ở Đông Đức và qua đời vì bệnh năm 1957.

Ông sinh ngày 23-9-1890 tại Breitenau, Hesse-Nassau, Đức, là con trai của một giáo viên. Thời thanh niên, Paulus đã xin vào làm học viên của Học viện Kaiserliche Marine (Hải quân Đế quốc Đức) nhưng không thành. Sau đó, ông nộp đơn xin học luật tại trường đại học Marburg. Nhưng một thời gian sau ông bỏ trường đại học. Tháng 2- 1910, Paulus gia nhập quân đội, phục vụ trong Trung đoàn bộ binh 111 với tư cách là một sĩ quan thực tập. Paulus lập gia đình với bà Elena Rosetti-Solescu vào ngày 4-7-1912.

Khi Chiến tranh thế giới thứ nhất nổ ra, trung đoàn của Paulus tham gia mũi tấn công vào nước Pháp. Một thời gian sau đó, Paulus là sĩ quan tham mưu phục vụ trong Quân đoàn Alpen (Alpenkorps) cho đến hết chiến tranh. Kết thúc Thế chiến I, Paulus mang quân hàm đại úy.

Sau Hiệp ước Versailles, Paulus được chỉ định vào chức vụ Đại đội trưởng trong Trung đoàn Bộ binh 13 ở Stuttgart (1921-1933), rồi chỉ huy trưởng tiểu đoàn môtô cơ giới (1934-1935), trước khi trở thành Tham mưu trưởng lực lượng Thiết giáp Panzer vào tháng 10-1935, Paulus được phân công nhiệm vụ tổ chức và xây dựng 3 sư đoàn Panzer.

Paulus đã nói chuyện trên Đài phát thanh Đức kêu gọi quân Đức từ bỏ Hitler.

Tháng 5-1939, Paulus được thăng Thiếu tướng và làm Tham mưu trưởng Tập đoàn quân X tấn công Ba Lan. Qua 2 chiến dịch, đơn vị được đổi thành Tập đoàn quân VI và chinh chiến qua các mặt trận Hà Lan và Bỉ.

Tháng 8-1940, Paulus được thăng Trung tướng và được cử làm Tham mưu phó Lục quân, trên cương vị này, Paulus tham mưu chiến dịch đánh chiếm Liên Xô. Tháng 1-1942, Paulus là Tư lệnh Tập đoàn quân VI trong mũi tiến công đến thành phố Stalingrad, nhưng đã bị quân Liên Xô đánh bại và kêu gọi Paulus đầu hàng.

Nếu Paulus đầu hàng, Liên Xô sẽ cung cấp thực phẩm cho binh sĩ của ông ta, người bị thương, bị bệnh và cóng lạnh sẽ được điều trị. Tất cả tù binh có thể giữ lại quân phù, huy chương và vật dụng cá nhân.

Paulus có 24 tiếng đồng hồ để trả lời. Paulus lập tức báo cho Hitler về nội dung tối hậu thư của Liên Xô và yêu cầu được tự do hành động. Hitler bác bỏ yêu cầu của ông. Buổi sáng ngày 10-1, 24 giờ sau khi thời hạn đầu hàng đã hết, quân Liên Xô mở đợt tấn công bằng trận địa pháo với 5.000 viên đạn đại bác.

Trận chiến diễn ra dữ dội trong vòng 6 ngày, quân Đức co cụm lại còn phân nửa diện tích với phòng tuyến dài 24 kilômét và rộng 15 kilômét. Đến ngày 24-1- 1943, quân Đức bị cắt ra làm hai khu vực và mất quyền kiểm soát đường băng khẩn cấp cuối cùng. Máy bay Đức không còn có thể hạ cánh để mang đến hàng hậu cần, nhất là thuốc men cho thương bệnh binh.

Một lần nữa, quân Liên Xô cho đối phương của họ một cơ hội để đầu hàng. Đại diện phía Liên Xô đến phòng tuyến của Đức với lời đề nghị đối với Paulus.

Một lần nữa, bị giằng co giữa nghĩa vụ phải tuân lệnh lãnh tụ điên rồ với trách nhiệm cứu vớt các binh sĩ còn lại để tránh cho họ bị tiêu diệt, Paulus kêu gọi đến Hitler: "Binh sĩ không còn đạn và thức ăn... Không còn có thể chỉ huy được hiệu quả... 18.000 thương binh không có đồ tiếp tế hoặc bông băng hoặc dược phẩm... Tiếp tục phòng thủ là vô nghĩa. Sụp đổ là không tránh khỏi. Đại đoàn yêu cầu được phép đầu hàng ngay để cứu vớt số binh sĩ còn lại".

Nhưng Hitler cấm đầu hàng và bắt Quân đoàn 6 phải giữ vững vị trí cho đến người cuối cùng và viên đạn cuối cùng. Ngày 30-1, Paulus gọi vô tuyến cho Hitler: "Sự sụp đổ cuối cùng sẽ đến trong vòng 24 tiếng đồng hồ".

Tin báo này khiến cho Bộ Tư lệnh tối cao của Hitler ban một cơn mưa thăng thưởng cho các sĩ quan, với hy vọng là những vinh dự như thế sẽ củng cố quyết tâm muốn hy sinh một cách vinh quang ngay tại mặt trận đẫm máu. Hitler phong cho Paulus, qua sóng vô tuyến, quân hàm Thống chế. Khoảng 117 sĩ quan khác cũng được thăng cấp. Đấy là một động thái trong trò ma quỷ: Hitler muốn Paulus chiến đấu cho đến chết.

Các cánh quân của Đức đã bị quân Liên Xô đánh tan. Vào lúc này, 91.000 chiến binh Đức - kể cả 24 tướng lĩnh đang đói khát, cóng lạnh, nhiều người mang thương tích, tất cả đều đau khổ, níu lấy tấm chăn lấm máu phủ lên người chống lại giá lạnh ở -24°C, đi khập khiễng trên lớp băng tuyết hướng đến các trại tù binh ở Siberi.

Trừ 20.000 quân Rumani và 29.000 thương binh đã được đưa về bằng máy bay, đấy là tất cả những gì còn lại của một Tập đoàn quân có quân số 285.000 người chỉ hai tháng trước. Trong số 91.000 người vào ngày mùa đông bị bắt làm tù binh.

Tại tổng hành dinh, nhà độc tài Quốc xã Hitler nhiếc móc các tướng lĩnh ở Stalingrad, và nói rằng "đáng lẽ họ phải củng cố hàng ngũ, phân tán mỏng, và tự bắn vào mình với viên đạn cuối cùng... Con người ấy (Paulus) đáng lẽ phải tự kết liễu đời mình như những tư lệnh thuở xưa gieo mình lên thanh gươm của họ khi thấy đã thất bại...".

Vào tháng 8-1944, Paulus lên tiếng trên đài phát thanh Moscow kêu gọi Quân đội Đức loại trừ Hitler.

Trận Stalingrad đánh dấu điểm ngoặt quan trọng trong Chiến tranh thế giới thứ hai. Sau chiến tranh, Paulus đã ra làm nhân chứng trong Tòa án Nürnberg xử các lãnh tụ phát xít Đức.

Năm 1953, Paulus được thả. 2 năm sau đó, toàn bộ những tù binh Đức còn sống sót (chủ yếu là tù binh sau trận Stalingrad) cũng được phía Liên Xô cho hồi hương. Trong số 91.000 tù binh Đức, chỉ còn khoảng 6.000 người trở về nhà.

Paulus trở thành thanh tra cảnh sát tại Dresden, Cộng hòa dân chủ Đức đến lúc cuối đời. Ông mất ngày 1-2- 1957 vì một căn bệnh thần kinh.