Kim Ngạch Xuất Khẩu Sầu Riêng Của Việt Nam

Kim Ngạch Xuất Khẩu Sầu Riêng Của Việt Nam

Theo thống kê mới nhất của Tổng cục Hải quan, nửa đầu tháng 11 (1/11-15/11), xuất khẩu rau quả thu về 222,63 triệu USD.

Theo thống kê mới nhất của Tổng cục Hải quan, nửa đầu tháng 11 (1/11-15/11), xuất khẩu rau quả thu về 222,63 triệu USD.

CỬA KHẨU CHÍNH NGẠCH THÔNG QUAN SẦU RIÊNG

Nghị định thư đã có hiệu lực ngay sau khi ký kết, và bắt đầu từ hôm nay (121/7/2022), Trung Quốc sẽ chính thức thông quan nhâp khẩu chính ngạch đối với trái sầu riêng Việt Nam.

Theo Nghị định thư vừa ký kết, Trung Quốc yêu cầu tất cả vùng trồng cũng như các cơ sở đóng gói sầu riêng xuất khẩu sang Trung Quốc phải được đăng ký với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và GACC phê duyệt. Thông tin đăng ký phải bao gồm tên, địa chỉ và mã số, để khi phát hiện có sản phẩm không tuân thủ các yêu cầu của Nghị định thư có thể truy xuất nguồn gốc một cách chính xác.

Theo báo cáo của Cục Trồng trọt, năm 2021, sản lượng sầu riêng cả nước đạt 642.600 tấn, tăng 15% so với năm 2020. Trung Quốc là thị trường tiêu thụ sầu riêng tươi nhiều nhất của Việt Nam nhưng đều là xuất tiểu ngạch".

Tất cả vùng trồng đã đăng ký xuất khẩu sang Trung Quốc phải xây dựng hệ thống quản lý chất lượng và truy xuất nguồn gốc, áp dụng thực hành nông nghiệp tốt (GAP) và đảm bảo các điều kiện như vệ sinh vườn trồng và cách xa nguồn ô nhiễm, loại bỏ ngay những quả rụng và thối hỏng; Phải áp dụng chương trình quản lý dịch hại tổng hợp (IPM), bao gồm giám sát sinh vật gây hại, phòng trừ bằng hóa chất hoặc sinh học và các biện pháp canh tác khác…

Tất cả vùng trồng phải lưu giữ hồ sơ giám sát và kiểm soát sinh vật dịch hại, hồ sơ này sẽ được cung cấp cho GACC khi có yêu cầu. Hồ sơ phòng trừ sinh vật gây hại bằng biện pháp hóa học phải ghi các thông tin cụ thể bao gồm tên thuốc, hoạt chất, ngày sử dụng và liều lượng sử dụng trong quá trình canh tác...

Trước khi lô hàng đầu tiên xuất khẩu, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam phải gửi cho GACC danh sách vườn trồng và cơ sở đóng gói đã đăng ký để phê duyệt và danh sách này sẽ cập nhật thường xuyên. Danh sách này sẽ được đăng trên website của GACC.

Khi sầu riêng tới cửa khẩu Trung Quốc, Hải quan Trung Quốc sẽ kiểm tra giấy tờ, hồ sơ liên quan và hoàn tất quá trình kiểm tra kiểm dịch. Những lô hàng sầu riêng từ các vùng trồng hoặc cơ sở đóng gói không đăng ký sẽ không được nhập khẩu vào Trung Quốc.

Nghị định thư cũng nêu rõ trong 2 năm đầu tiên kể từ ngày Nghị định thư có hiệu lực, cán bộ của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam phải tiến hành kiểm tra kiểm dịch thực vật, lấy mẫu 2%. Trong thời gian 2 năm, nếu không phát hiện vi phạm về kiểm dịch thực vật thì tỷ lệ lấy mẫu sẽ giảm xuống 1%. Trong trường hợp phát hiện thấy đối tượng kiểm dịch thực vật còn sống, lá hoặc đất thì toàn bộ lô hàng không được xuất khẩu sang Trung Quốc.

Nghị định thư này có hiệu lực trong 3 năm, trừ khi một trong hai bên thông báo bằng văn bản cho bên kia ít nhất 3 tháng trước ngày hết hiệu lực về ý định sửa đổi hoặc chấm dứt Nghị định thư này. Nghị định thư sẽ tự động gia hạn hiệu lực theo chu kỳ 3 năm.

Thời điểm này, lãnh đạo các Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ở các tỉnh Đông Nam Bộ , Tây Nguyên đang vào cuộc cùng các doanh nghiệp trái cây hối hả chuẩn bị các lô hàng sầu riêng để đi đường chính ngạch sang Trung Quốc. Trong đó, Bình Phước có diện tích canh tác sầu riêng khá lớn với chất lượng thơm ngon. Toàn tỉnh Bình Phước hiện có 3.000 sầu riêng, sản lượng gần 15 nghìn tấn/năm.

Tỉnh Bình Phước cũng đã sớm vạch ra lộ trình xuất khẩu trái cây chính ngạch vào Trung Quốc đối với loại trái này. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Bình Phước đã thực hiện việc giới thiệu 2 vùng trồng sầu riêng và các cơ sở đóng gói, đã quay clip phỏng vấn chủ nhiệm HTX, doanh nghiệp để gửi sang Trung Quốc thông qua Cục Bảo vệ thực vật để làm cơ sở để phía bạn thẩm định, cấp mã số vùng trồng, từ đó làm cơ sở cho sầu riêng xuất chính ngạch.

Thời gian tới, ngành nông nghiệp địa phương sẽ tập trung hỗ trợ nông dân, tạo vùng nguyên liệu có mã vùng trồng để chuẩn bị và đảm bảo cho việc xuất khẩu đi Trung Quốc...

“Hiện doanh nghiệp, HTX, nông dân ở Bình phước đã chuẩn bị mọi điều kiện, trong đó có chất lượng sản phẩm, liên kết, xây dựng vùng nguyên liệu, gắn tem truy xuất nguồn gốc để đảm bảo tiêu chuẩn cho sản phẩm sầu riêng sẵn sàng xuất khẩu chính ngạch sang Trung Quốc".

Bà Lê Thị Ánh Tuyết, Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Bình Phước.

Bà Lê Thị Ánh Tuyết, Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Bình Phước, cho biết địa phương có lợi thế điều kiện khí hậu thổ nhưỡng phù hợp trồng được tất cả các loại sầu riêng như Monthong, R6, 9 Hóa, thậm chí Musang King. Tuy nhiên, để xuất khẩu được trái sầu riêng sang Trung Quốc theo đường chính ngạch, nông dân cần phải thay đổi phương thức sản xuất và canh tác, quản lý được chất lượng sản phẩm.

Nhiều doanh nghiệp trồng sầu riêng tại Bình Phước đã nhận thấy tiềm năng cho việc xuất khẩu sầu riêng sang thị trường Trung Quốc và đã sớm tư duy, thay đổi chuỗi sản xuất.

Bà Ngô Tường Vy, Phó Giám đốc Công ty Chánh Thu, cho biết Trung Quốc là thị trường tiêu thụ sầu riêng đầy tiềm năng, không chỉ ở Việt Nam mà cả ở các nước Đông Nam Á. Thị trường Trung Quốc chủ yếu thu mua sản phẩm sầu riêng cấp đông, vì vậy Công ty Chánh Thu đã đầu tư dây chuyền cấp đông sầu riêng.

Công ty TNHH Minh Hàng tại huyện Bù Đăng là một trong số ít doanh nghiệp của tỉnh Bình Phước đầu tư nhà máy chế biến và xuất khẩu sầu riêng một cách bài bản. Năm 2021, Công ty đã xuất khẩu hơn 4.000 tấn sầu riêng cấp đông, trong đó có xuất khẩu tiểu ngạch sang Trung Quốc.

Ông Lưu Lý Hoàng, Giám đốc quản lý đầu vào Công ty Minh Hàng thông tin, xuất khẩu tiểu ngạch, doanh nghiệp phải tốn chi phí thấp nhất 700 - 800 triệu đồng mỗi container sầu riêng. Nhưng nếu xuất khẩu chính ngạch, chi phí sẽ giảm hàng trăm triệu đồng mỗi container, từ đó giúp doanh nghiệp và nông dân thu được lợi nhuận cao hơn từ loại quả đặc sản này.

Để đón trước thời điểm xuất khẩu sầu riêng chính ngạch sang Trung Quốc, Công ty Minh Hàng đã nâng công suất chế biến đóng gói lên 70 tấn cơm sầu riêng mỗi ngày, tương đương 140 tấn sầu riêng tươi. Công ty cũng đã đầu tư kho cấp đông bằng ni-tơ nhằm tăng cường công tác bảo quản sầu riêng, đạt độ lạnh tới âm 100 độ C.

“Trước đây, khi cấp đông bằng phương pháp máy nén truyền thống, trung bình phải mất 6 - 8 tiếng mới cấp xong cho mỗi container 40 feet, mỗi ngày chỉ bóc được 10 tấn múi đưa lên container. Với hệ thống cấp đông mới, nếu cấp đông nguyên trái tươi chỉ mất thời gian 1 tiếng, còn đối với múi được bóc tách ra khay chỉ mất 10 - 15 phút, nhanh gấp hàng chục lần thông thường”, ông Lưu Lý Hoàng chia sẻ.

(BKTO) - Năm 2023 được đánh giá là năm thắng lớn của sầu riêng với mốc kỷ lục mới được thiết lập khi kim ngạch xuất khẩu mặt hàng này đạt 2,3 tỷ USD, trong đó riêng tại thị trường Trung Quốc đạt 2 tỷ USD.

Năm 2023, xuất khẩu nhóm hàng rau quả đạt con số kỷ lục 5,6 tỷ USD, tăng tới 66,7% (tương ứng tăng 2,24 tỷ USD) so với năm trước. Trong đó, riêng xuất khẩu sầu riêng - mặt hàng được ví là "vua" của các loại trái cây, thu về 2,3 tỷ USD, chiếm 41% kim ngạch xuất khẩu rau quả của cả nước.

Sầu riêng của Việt Nam chủ yếu xuất khẩu sang Trung Quốc với kim ngạch đạt 2,03 tỷ USD, chiếm 99,4% tổng kim ngạch xuất khẩu loại trái cây này của cả nước. Năm qua, Cộng hòa Séc cũng chi gần 10 triệu USD mua sầu riêng Việt, tăng 28 lần so với năm 2022 và là thị trường chứng kiến mức tăng trưởng mạnh nhất trong số các quốc gia nhập khẩu sầu riêng của Việt Nam.

Ngay từ đầu năm 2024, mặt hàng sầu riêng tiếp tục đón nhận nhiều đơn hàng mới, báo hiệu một năm hứa hẹn nhiều kết quả cho xuất khẩu sầu riêng. Đặc biệt, với việc Trung Quốc đang mở cửa thị trường cho nông sản Việt, mặt hàng sầu riêng được kỳ vọng sẽ có những bứt phá mạnh mẽ.

Hiệp hội Rau quả Việt Nam cho rằng, cơ hội xuất khẩu sầu riêng sang thị trường Trung Quốc nói riêng và các thị trường khác nói chung còn rất lớn. Sầu riêng Việt Nam có lợi thế sản lượng dồi dào, thu hoạch rải vụ quanh năm, trong khi Thái Lan - quốc gia cạnh tranh thị trường xuất khẩu sản phẩm sầu riêng với Việt Nam chỉ thu hoạch theo mùa vụ.

Về lâu dài, Hiệp hội Rau quả Việt Nam cho rằng các nhà vườn, doanh nghiệp phải tập trung đầu tư để nâng cao chất lượng, mẫu mã cũng như xây dựng thương hiệu sầu riêng Việt, chú ý từ khâu trồng, thu hoạch, bảo quản, chế biến.

Theo thống kê của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NNPTNT), hiện diện tích trồng sầu riêng cả nước ước đạt 110.000 ha, tăng hơn 24% mỗi năm, là tỷ lệ tăng cao nhất trong các loại cây trồng chủ lực hiện nay. Diện tích cho thu hoạch 54.400 ha, năng suất 16,5 tấn/ha, sản lượng 849.100 tấn.

Hiện, ngành nông nghiệp đang đẩy mạnh phát triển các vùng chuyên canh sầu riêng, đảm bảo nguồn cung cho xuất khẩu.

Hướng đến phát triển bền vững cho mặt hàng này, Bộ trưởng Bộ NNPTNT Lê Minh Hoan đề nghị các địa phương cần định hướng, hỗ trợ các nhà vườn nắm bắt thông tin, tránh tình trạng phát triển nóng, gây mất cân đối, thiếu kiểm soát.

Ngành hàng sầu riêng nói riêng, các ngành hàng khác nói chung phải tổ chức lại cấu trúc ngành hàng bền vững. Trong đó, phải có sự hiện diện của cả sản xuất và tiêu thụ, nghĩa là có nông dân và doanh nghiệp. Tổ chức lại sản xuất không đơn thuần chỉ là cải tiến kỹ thuật gieo trồng mà là tạo ra không gian để nông dân, doanh nghiệp cùng hợp tác với nhau.

Năm 2023 kim ngạch xuất khẩu sầu riêng đạt 2,3 tỷ USD. Với những tín hiệu tích cực từ thị trường trọng điểm là Trung Quốc, năm 2024, kim ngạch xuất khẩu sầu riêng được dự báo đạt khoảng 3,5 tỷ USD.