Nhìn chung, bản chất của pháp luật là sản phẩm của xã hội, mang tính giai cấp, có tính quy phạm phổ biến, tính cưỡng chế, tính lịch sử và là công cụ quản lý nhà nước quan trọng.
Nhìn chung, bản chất của pháp luật là sản phẩm của xã hội, mang tính giai cấp, có tính quy phạm phổ biến, tính cưỡng chế, tính lịch sử và là công cụ quản lý nhà nước quan trọng.
Để tìm hiểu rõ hơn pháp luật là gì, cần tìm hiểu các đặc điểm của pháp luật, dưới đây là một số đặc điểm nổi bật của pháp luật:
Tính quy phạm phổ biến được hiểu là tính bắt buộc thực hiện mọi quy định của pháp luật hiện hành đối với mọi cá nhân, tổ chức chứ không riêng cho mỗi cá nhân hay tổ chức nào. Từ đó ràng buộc các chủ thể trong quyền, nghĩa vụ hay các hoạt động cấm thực hiện để nhằm tạo ra khuôn mẫu, chuẩn mực chung trong xã hội.
Pháp luật cũng được tiếp cận bằng nhiều hình thức khác nhau, đến tất cả mọi người. Mọi người cần nhận thức rõ ràng về các quyền lợi và nghĩa vụ của mình. Đây không phải lựa chọn mà tất cả mọi người bắt buộc phải tuân thủ theo và chịu quản lý của nhà nước thông qua hệ thống pháp luậ. Nhà nước sẽ đảm bảo thực thi pháp luật bằng giáo dục, thuyết phục, cưỡng chế. Do đó mọi người trong xã hội cần tuân theo các quy định của pháp luật đã được ban hành.
Như vậy, có thể thấy pháp luật có tính quy phạm phổ biến vì pháp luật được áp dụng trong mọi lĩnh vực của đời sống xã hội, đối với mọi đối tượng trong xã hội. Các quy phạm phổ biến, rộng khắp và điều chỉnh hành vi của con người để từ đó tạo ra khuôn mẫu, chuẩn mực chung được nhà nước xây dựng, áp dụng trong đời sống xã hội.
Pháp luật luôn được thể hiện dưới những hình thức nhất định hay nói cách khác, những quy định pháp luật phải được chứa đựng trong các nguồn luật như tập quán pháp, tiền lệ pháp, văn bản quy phạm pháp luật …
Sự xác định chặt chẽ về hình thức là điều kiện để phân biệt giữa pháp luật với những quy định không phải là pháp luật, đồng thời, tạo nên sự thống nhất, chặt chẽ, rõ ràng, chính xác về nội dung của pháp luật.
Pháp luật là hệ thống các quy tắc xử sự mang tính bắt buộc chung, do nhà nước ban hành hoặc thừa nhận, thể hiện ý chí và bảo vệ lợi ích của giai cấp thống trị trong xã hội, được nhà nước bảo đảm thực hiện nhằm mục đích điều chỉnh các quan hệ xã hội. Pháp luật là công cụ để thực hiện quyền lực nhà nước và là cơ sở pháp lý cho đời sống xã hội có nhà nước.
Nhà nước là đại diện cho quyền lực công. Pháp luật do nhà nước ban hành và được bảo đảm thực hiện bằng sức mạnh của quyền lực nhà nước, là quy định bắt buộc với tất cả mọi cá nhân, tổ chức, ai cũng phải xử sự theo pháp luật, nếu không sẽ bị áp dụng những biện pháp cần thiết, kể cả cưỡng chế để buộc họ tuân theo hoặc để khắc phục những hậu quả do việc làm trái pháp luật của họ gây nên.
Ngoài ra, căn cứ vào pháp luật, các tổ chức và cá nhân trong xã hội sẽ biết mình được làm gì, không được làm gì, phải làm gì, làm như thế nào khi ở vào một điều kiện, hoàn cảnh cụ thể nào đó. Pháp luật là tiêu chuẩn để đánh giá hành vi con người, căn cứ vào pháp luật có thể xác định được hành vi nào là hợp pháp, hành vi nào là trái pháp luật, hoạt động nào mang tính pháp lý và hoạt động nào không mang tính pháp lý.
Với những lý do nêu trên, pháp luật có giá trị bắt buộc phải tôn trọng và thực hiện đối với mọi tổ chức và cá nhân trong xã hội, có tác động thường xuyên trên toàn lãnh thổ và trong nhiều lĩnh vực hoạt động của xã hội.
Ví dụ, pháp luật nghiêm cấm mọi hành vi tàng trữ, vận chuyển, mua bán trái phép chất ma túy. Do đó tất cả người dân đều buộc phải tuân thủ quy định này, không được phép tàng trữ, vận chuyển, mua bán trái phép chất ma túy.
Ngoài ra, pháp luật còn có một số chức năng khác như:
Nhìn chung, pháp luật là công cụ quản lý nhà nước quan trọng, có vai trò thiết yếu trong việc bảo đảm trật tự xã hội, an ninh quốc gia, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của công dân, tổ chức, nhà nước. Pháp luật góp phần thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội, khoa học - kỹ thuật, văn hóa - giáo dục, xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa.
Pháp luật thể hiện thông qua văn bản chính xác và cụ thể, với các quy định pháp luật được xác định chặt chẽ về hình thức. Cách cơ quan ban hành văn bản và hiệu lực của chúng được quy định một cách chặt chẽ, thường thông qua hiến pháp hoặc các luật cụ thể.
Tổng kết lại, pháp luật không chỉ là bộ khung quy phạm phổ biến mà còn là công cụ quyền lực quan trọng, giúp duy trì trật tự và công bằng trong một xã hội. Hi vọng những thông trên của SBLAW giúp quý khách hàng hiểu rõ hơn về pháp luật là gì? Những đăc trưng cơ bản của pháp luật. Nhờ đó chúng ta có thể tuân thủ pháp luật tốt hơn. Liên hệ ngay SBLAW để nhận tư vấn pháp luật mọi lĩnh vực trong cuộc sống.
Hiện nay, quốc gia nào cũng có một hệ thống pháp luật để điều chỉnh và cân bằng các mối quan hệ xã hội cũng như quản lý Nhà nước. Mọi người sống và làm việc theo pháp luật, mọi công dân không phân biệt tôn giáo, tín ngưỡng, dân tộc, giới tính, giai cấp xã hội đều bình đẳng trước pháp luật. Bên cạnh đó, nhiều vấn đề nảy sinh cũng như nhiều tổ chức kinh doanh cần đến sự trợ giúp pháp luật của những người hành nghề luật để giảm thiểu những rủi ro trong hoạt động kinh doanh của mình hoặc những vướng mắc pháp lý cần được giải đáp. Tuy nhiên, không phải ai cũng biết và hiểu để thực hiện đúng các quyền và nghĩa vụ của mình. Chính vì vậy, đòi hỏi phải có bộ phận chuyên môn để tư vấn pháp luật và giải thích pháp luật.
Vậy, hoạt động tư vấn pháp luật đối với xã hội, quản lý nhà nước có vai trò như thế nào ?
Tư vấn pháp luật là một trong những yếu tố quan trọng góp phần tạo môi trường pháp lý an toàn, tin cậy cho hoạt động của đời sống – xã hội. Khi xã hội càng phát triển thì đồng thời càng có nhiều các mối quan hệ được thiết lập, những vấn đề phát sinh trong mọi lĩnh vực xảy ra hàng ngày.
Tư vấn pháp luật là việc giải đáp pháp luật, hướng dẫn ứng xử đúng pháp luật, cung cấp dịch vụ pháp lý nhằm giúp công dân, tổ chức trong nước và quốc tế thực hiện và bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của họ. Tư vấn pháp luật là một trong các hình thức trợ giúp pháp lý
Để thực hiện những việc làm đúng với quy định của pháp luật thì chúng ta cần phải tìm hiểu luật và có sự vận dụng linh hoạt. Tuy vậy, không phải ai cũng có thể làm được điều này. Do vậy mà hoạt động tư vấn pháp luật có vai trò rất quan trọng và cần thiết đối với xã hội hiện nay.
Thứ nhất, tư vấn pháp luật đóng vai trò quan trọng vào việc phổ biến giáo dục pháp luật, giúp định hướng hành vi ứng xử cho các cá nhân, tổ chức theo khuôn khổ pháp luật.
Thông qua hoạt động tư vấn pháp luật, rất nhiều tổ chức, cá nhân có thể hiểu rõ hơn về những quy định của pháp luật. Đối tượng mà hoạt động tư vấn pháp luật hướng tới rất nhiều, pháp luật không quy định hạn chế về những trường hợp không có quyền được tư vấn pháp luật. Không chỉ khách hàng có nhu cầu muốn được tư vấn, mà những đối tượng được ưu tiên theo quy định của pháp luật (những đối tượng mà Trung tâm trợ giúp pháp lý tư vấn) đều có quyền được tư vấn về những vấn đề mình đang gặp phải.
Hoạt động tư vấn được diễn ra với rất nhiều hình thức khác nhau. Có thể tư vấn qua trực tiếp tại các Trung tâm Tư vấn pháp luật, các tổ chức hành nghề luật sư, Trung tâm Trợ giúp pháp lý. Ngoài ra, người dân có thể được tư vấn trên các trang web của các tổ chức này đăng tải công khai trên mạng internet, được tư vấn thông qua hoạt động tuyên truyền, phổ biến pháp luật. Chính vì hình thức tư vấn đa dạng, qua đó mà có nhiều giải đáp pháp luật cho cá nhân, tổ chức giúp cho đối tượng được tư vấn hiểu về quyền và lợi ích hợp pháp của mình trong các quan hệ pháp luật trên cơ sở quy định của pháp luật.
Tư vấn pháp luật còn hướng dẫn cho các đối tượng ứng xử đúng pháp luật trong từng hoàn cảnh cụ thể để thực hiện và bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của mình. Có thể nhận thấy rằng, khi mà chưa được tư vấn cụ thể và kỹ lưỡng những vấn đề mình đang gặp phải thì nhận thức và cách cư xử của họ cũng sẽ bị lệch lạc, có thể sẽ không đúng với quy định của pháp luật, sau khi được tư vấn thì họ sẽ cư xử sao cho phù hợp, đúng với luật định.
Đây là hoạt động mang lại kết quả trực tiếp, dễ nhận thấy và đánh giá sau một quá trình tư vấn. Điều quan trọng nhất là giúp đối tượng được tư vấn pháp luật hiểu rõ hoàn cảnh, vị thế của mình, từ đó lựa chọn cách xử sự phù hợp với pháp luật và đạo đức xã hội.
Thứ hai, tư vấn pháp luật giúp nâng cao sự hiểu biết pháp luật của người được tư vấn
Thông qua quá trình thực hiện các công việc cụ thể của hoạt động tư vấn pháp luật (cung cấp thông tin, giải đáp pháp luật cho cá nhân, tổ chức …) thì tư vấn pháp luật còn giúp nâng cao sự hiểu biết về pháp luật của người được tư vấn.
Thông qua vụ việc mà họ yêu cầu tư vấn, sẽ giúp họ có cái nhìn cụ thể và rõ hơn về vấn đề mình đang vướng mắc, để từ đó cho họ nâng cao hiểu biết pháp luật để có nhận thức, thái độ và hành vi ứng xử đúng, hình thành và phát huy ý thức tôn trọng và thi hành nghiêm chỉnh pháp luật.
Thứ ba, tư vấn pháp luật giúp tổ chức, cá nhân hiểu được những quyền và nghĩa vụ pháp lý của mình
Tư vấn pháp luật cung cấp cho cá nhân, tổ chức những hiểu biết pháp luật ở mức cơ bản, phổ thông về một vấn đề nhất định, giúp họ hiểu rõ vị thế, quyền và nghĩa vụ pháp lý của mình trong một quan hệ pháp luật cụ thể nảy sinh trong đời sống xã hội. Khi họ hiểu được những quyền và nghĩa vụ của mình thì sẽ cư xử đúng với pháp luật, hạn chế được sự xâm phạm về quyền và lợi ích của người khác.
Thứ tư, tư vấn pháp luật góp phần giảm nhẹ sự căng thẳng cho các cơ quan tố tụng, tránh được sự quá tải trong hoạt động xét xử.
Tư vấn pháp luật góp phần hòa giải hoặc giải quyết theo một trình tự phù hợp các mâu thuẫn, xung đột liên quan đến quyền, lợi ích, góp phần giảm thiểu các tranh chấp, giảm bớt tình trạng khiếu kiện tràn lan, kéo dài do người dân hiểu pháp luật không đúng hoặc không đầy đủ Khi mọi người đã hiểu những quyền và nghĩa vụ của mình thì cũng tránh được những hiện tượng tiêu cực, tệ nạn xảy ra trong xã hội. Tỉ lệ phạm tội sẽ giảm xuống, những tranh cãi mâu thuẫn với nhau được hạn chế và cuộc sống sẽ tốt đẹp hơn, đời sống được nâng cao, xã hội ổn định.
Thứ năm, tư vấn pháp luật còn góp phần hoàn thiện pháp luật, giám sát việc tuân thủ pháp luật của các cơ quan, tổ chức, cá nhân.
Thông qua hoạt động tư vấn sẽ phát hiện được những điểm còn thiếu sót những quy định còn hạn chế, những bất cập tồn tại trong việc xây dựng pháp luật, từ đó kịp thời có những kiến nghị sửa đổi bổ sung cho phù hợp với thực tiễn. Hoạt động tư vấn pháp luật còn góp phần giám sát việc tuân thủ pháp luật của các cơ quan nhà nước, của tổ chức và công dân.
Khi sự hiểu biết pháp luật được nâng cao, sẽ tránh được tình trạng cơ quan nhà nước lạm quyền, lợi dụng sự thiếu hiểu biết của người dân để thực hiện những hành vi trái với quy định của pháp luật, những tổ chức, cá nhân không thể lách luật ,cố tình làm sai những quy định mà pháp luật đề ra.
Pháp luật là gì? Vai trò của pháp luật trong đời sống xã hội? (Hình từ internet)
Về vấn đề này, THƯ VIỆN PHÁP LUẬTgiải đáp như sau:
Pháp luật được hiểu là hệ thống các quy tắc xử sự chung được đặt ra bởi nhà nước và mang tính bắt buộc thực hiện với mọi chủ thể trong xã hội. Nội dung của pháp luật thể hiện ý chí, bản chất của giai cấp thống trị.
Cụ thể, định nghĩa về pháp luật gồm các yếu tố sau:
- Pháp luật do Nhà nước ban hành hoặc chấp nhận đối với những tập quán ban đầu có sẵn.
- Là hệ thống các quy tắc xử sự chung, được áp dụng với quy mô cả nước, đối với mọi chủ thể trong xã hội.
- Pháp luật mang tính bắt buộc áp dụng, bởi vậy các chủ thể sẽ không có quyền thực hiện hay không thực hiện pháp luật.
- Nội dung của pháp luật thể hiện ý chí, bản chất của giai cấp thống trị.
Tóm lại, khi nói đến pháp luật thường sẽ nói đến những quy phạm mang tính bắt buộc và phổ biến, áp dụng trong toàn xã hội và được áp dụng nhiều lần.