Chủ nghĩa xã hội (CNXH) hiện thực đã tạo nên một chế độ xã hội nhân văn chưa từng có trong lịch sử nhân loại, mang lại sức mạnh to lớn cả về tinh thần và của cải cho Liên bang Xô-viết hùng mạnh, lực lượng chủ công đương đầu và tiêu diệt chủ nghĩa phát-xít trong Chiến tranh thế giới lần thứ hai. Chủ nghĩa xã hội hiện thực đã trở thành động lực mạnh mẽ, chỗ dựa vững chắc cho các dân tộc bị áp bức trên toàn thế giới vùng lên, đánh đổ các thế lực thực dân, đế quốc xâm lược, giành độc lập dân tộc, chủ quyền quốc gia. Chủ nghĩa xã hội hiện thực đã trở thành nguồn cổ vũ to lớn cho cuộc đấu tranh đòi quyền tự do, cải thiện đời sống của công nhân và nhân dân lao động trong các nước tư bản chủ nghĩa (TBCN). Nhưng năm 1991, sau 74 năm tồn tại với những thành tựu vĩ đại, Liên Xô và cùng với nó là CNXH hiện thực mô hình Xô-viết sụp đổ.
Chủ nghĩa xã hội (CNXH) hiện thực đã tạo nên một chế độ xã hội nhân văn chưa từng có trong lịch sử nhân loại, mang lại sức mạnh to lớn cả về tinh thần và của cải cho Liên bang Xô-viết hùng mạnh, lực lượng chủ công đương đầu và tiêu diệt chủ nghĩa phát-xít trong Chiến tranh thế giới lần thứ hai. Chủ nghĩa xã hội hiện thực đã trở thành động lực mạnh mẽ, chỗ dựa vững chắc cho các dân tộc bị áp bức trên toàn thế giới vùng lên, đánh đổ các thế lực thực dân, đế quốc xâm lược, giành độc lập dân tộc, chủ quyền quốc gia. Chủ nghĩa xã hội hiện thực đã trở thành nguồn cổ vũ to lớn cho cuộc đấu tranh đòi quyền tự do, cải thiện đời sống của công nhân và nhân dân lao động trong các nước tư bản chủ nghĩa (TBCN). Nhưng năm 1991, sau 74 năm tồn tại với những thành tựu vĩ đại, Liên Xô và cùng với nó là CNXH hiện thực mô hình Xô-viết sụp đổ.
Bàn về thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội, C.Mác đã từng dự báo đây là “một thời kỳ cải biến các mạng từ xã hội nọ sang xã hội kia”[1] và bước chuyển này được C.Mác gọi là “những cơn đau đẻ kéo dài”[2] của thời kỳ lịch sử đặc biệt. Tuy nhiên, do hoàn cảnh lịch sử, C.Mác chưa thể thực hiện các ý tưởng của mình trong hiện thực. Kế thừa và phát triển quan điểm của Mác về thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội, bằng thực tiễn xây dựng chủ nghĩa xã hội hiện thực ở nước Nga và sau đó là Liên xô, V.I.Lênin khẳng định: “Thời kỳ quá độ ấy…là thời kỳ đấu tranh…giữa chủ nghĩa tư bản đã bị đánh bại nhưng chưa bị tiêu diệt hẳn, và chủ nghĩa cộng sản đã phát sinh nhưng còn rất non yếu”[3]. Vậy, “những cơ đau đẻ kéo dài” của thời kỳ lịch sử đặc biệt này được V.I.Lênin và những người bôn sê vích giải quyết ra sao trong thời kỳ đầu xây dựng chủ nghĩa xã hội? Khảo sát những di sản của V.I.Lênin cho thấy, những nghiên cứu tìm tòi về con đường xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Liên Xô dưới sự lãnh đạo của V.I.Lênin có thể phân chia làm ba thời kỳ: thời kỳ củng cố chính quyền Xô viết; thời kỳ bảo vệ chính quyền Xô viết; thời kỳ thực hiện chính sách kinh tế mới. Thời kỳ củng cố chính quyền Xô viết: Từ tháng 11-1917 đến mùa Xuân năm 1918, trên cơ sở chính quyền xô viết đã thực hiện nhiệm vụ “tước đoạt của kẻ tước đoạt”, quốc hữu hóa ngân hàng và những ngành công nghiệp lớn nhờ đó mà giai cấp vô sản có thể nắm trong tay sinh mệnh và huyết mạch của nền kinh tế. Tháng 3-1918, Nga và Đức ký hòa ước, chiến tranh tạm dừng, nhờ đó mà nước Nga Xô viết có được cơ hội hoà bình chưa đầy nửa năm, V.I.Lênin đã nắm bắt cơ hội hòa bình hiếm hoi này, lập kế hoạch sơ bộ quá độ lên chủ nghĩa xã hội. Trong tác phẩm “Những nhiệm vụ trước mắt của chính quyền Xô viết” và “Luận về tính chất tiểu tư sản và tính chất ấu trĩ tả khuynh”, V.I.Lênin đã phác thảo kế hoạch sơ bộ của sự quá độ của nước Nga Xô viết tiến lên chủ nghĩa xã hội, đã nêu ra biện pháp và con đường thực hiện cải tạo xã hội chủ nghĩa. Thời kỳ bảo vệ chính quyền Xô viết: Việc xác lập và củng cố chính quyền Xô viết đã làm cho những kẻ thù địch nước ngoài hết sức lo sợ. Từ nửa cuối năm 1918, chủ nghĩa đế quốc đã tập hợp liên minh 14 nước, phát động cuộc can thiệp vũ trang vào nước Nga, phối hợp với lực lượng phản động trong nước do Đê ni kin và Pét lua ra cầm đầu hòng lật đổ chính quyền Xô viết. Để đảm bảo chiến thắng trên chiến trường và bảo vệ được chính quyền Xô viết non trẻ, xây dựng xã hội mới - xã hội xã hội chủ nghĩa, từ mùa hè năm 1918 đến mùa xuân năm 1921, chính quyền Xô viết dưới sự lãnh đạo của V.I.Lênin đã tiến hành thực hiện “Chính sách cộng sản thời chiến” với các biện pháp như thủ tiêu quan hệ hàng hóa - tiền tệ, trưng thu lương thực thừa và thực thi hàng loạt những biện pháp có tính chất cưỡng chế nhằm huy động toàn lực cho công cuộc bảo vệ thành quả của cách mạng vô sản. Chính sách cộng sản thời chiến là một loại chính sách có tính tạm thời trong điều kiện hết sức ngặt nghèo và cấp bách của nước Nga Xô viết trong thời kỳ nội chiến và sự can thiệp vũ trang của nước ngoài. Việc thực thi chính sách cộng sản thời chiến có một tác dụng vô cùng quan trọng đối với việc đập tan sự can thiệp vũ trang của các nước đế quốc từ bên ngoài và bè lũ phản loạn chống phá cách mạng từ bên trong, bảo vệ được chính quyền Xô viết non trẻ. Thế nhưng, dùng biện pháp mệnh lệnh trực tiếp của nhà nước vô sản để điều tiết nền sản xuất và phân phối sản phẩm trong điều kiện 80% dân số là nông dân nghèo thì đó là cách làm thoát ly thực tế kinh tế, làm triệt tiêu các động lực thúc đẩy sản xuất phát triển và gây ra những bất ổn xã hội. Thời kỳ thực hiện chính sách kinh tế mới: Sau khi chấm dứt nội chiến, năm 1921, nước Nga Xô viết bước đầu chuyển sang xây dựng và khôi phục kinh tế trong hòa bình trong điều kiện nền kinh tế bị tàn phá nặng nề, đối mặt với những nguy cơ khủng hoảng kinh tế và chính trị nghiêm trọng. Để giải quyết tình hình, tháng 3-1921, Đại hội X của Đảng Bônsêvích được triệu tập, quyết định bước chuyển từ chính sách kinh tế thời chiến sang phát triển kinh tế hàng hóa, là đặc trưng chủ yếu của chính sách kinh tế mới. Quyết định này đã thể hiện sự nhạy cảm đặc biệt của V.I.Lênin về chủ nghĩa xã hội và con đường xây dựng chủ nghĩa xã hội từ một nước còn cơ bản là kinh tế tiểu nông như nước Nga, đánh dấu việc V.I.Lênin đã xác định được con đường phù hợp với nước Nga xây dựng chủ nghĩa xã hội. Việc thực thi chính sách kinh tế mới đã giúp cho nước Nga Xô viết chặn đứng nguy cơ khủng hoảng kinh tế, làm sống động lại nền kinh tế nhất là ở khu vực nông thôn với việc bãi bỏ chính sách trưng thu lương thực thừa và áp dụng chính sách thuế nông nghiệp, góp phần thúc đẩy phát triển sản xuất hàng hóa, tăng cường cơ sở kinh tế xã hội chủ nghĩa, cải thiện được đời sống văn hóa vật chất của người nông dân, công nhân và người lao động nói chung. Trong giai đoạn này, cùng với sự chỉ đạo quyết liệt trong xây dựng chủ nghĩa xã hội hiện thực, V.I.Lênin đã có những nghiên cứu rất sâu sắc, lý giải nhiều vấn đề hết sức quan trọng. Theo Lê nin, trước hết, để xây dựng chủ nghĩa xã hội thì cần phải không ngừng có sự nghiên cứu khảo nghiệm lâu dài thông qua thực tiễn. Thứ hai, cần phải coi việc phát triển lực lượng sản xuất, nâng cao năng suất lao động là nhiệm vụ quan trọng ở vị trí đầu tiên. Thứ ba, trong điều kiện còn tồn tại một nền kinh tế nhiều thành phần thì phải lợi dụng kinh tế thị trường để phát triển nền kinh tế. Thứ tư, phải lợi dụng chủ nghĩa tư bản để xây dựng chủ nghĩa xã hội. V.I.Lê nin còn chỉ ra tính chất đặc biệt quan trọng của việc xây dựng một chính đảng mácxít cầm quyền, chỉ rõ tầm quan trọng của việc xây dựng một nền văn hóa và tư tưởng mới, đề xuất hàng loạt các biện pháp để tăng cường xây dựng chính quyền nhà nước và phát huy nền dân chủ xã hội chủ nghĩa. Nắm bắt thấu đáo tình hình trong nước, nhận thức rõ những vấn đề mới, xuất phát từ hiện thực xây dựng chủ nghĩa xã hội, tôn trọng thực tiễn sống động của hàng triệu quần chúng nhân dân, dũng cảm tìm tòi, mạnh dạn sáng tạo cái mới, vận dụng linh hoạt những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác vào điều kiện cụ thể của nước Nga, đưa ra được con đường thích hợp cho việc xây dựng chủ nghĩa xã hội trong tình hình cụ thể của đất nước. Đó cũng chính là những đóng góp hết sức vĩ đại của Lê nin vào lý luận xây dựng chủ nghĩa xã hội. Điều đó được thể hiện qua hàng loạt các tác phẩm hết sức quan trọng như: “Bàn về hợp tác xã”, “Thà ít mà tốt”, “Làm thế nào để cải tổ Viện kiểm sát công nông”…Thông qua những tác phẩm trên,V.I.Lênin đề xuất ra những ý tưởng mới về việc xây dựng chủ nghĩa xã hội, bao gồm: dùng hợp tác xã làm con đường dẫn dắt nông dần đi vào chủ nghĩa xã hội; phát triển nền đại công nghiệp, thực hiện công nghiệp hóa và điện khí hóa, học tập và sử dụng tất cả những gì có giá trị của chủ nghĩa tư bản, tiến hành cách mạng văn hóa, phát triển sự nghiệp văn hóa giáo dục, tiến hành cải tổ cơ cấu Nhà nước và Đảng, nỗ lực nâng cao tố chất và năng lực cán bộ, sự cần thiết phải chống chủ nghĩa quan liêu, xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa, bảo vệ sự đoàn kết trong Đảng. Dưới sự lãnh đạo của V.I.Lênin và Đảng Bôn sê vích, nước Nga và sau này là Liên xô đã bước những bước vững chắc trên con đường xây dựng chủ nghĩa xã hội hiện thực, chứng minh cho tính cách mạng, khoa học và nhân văn của học thuyết C.Mác, góp phần xây dựng nên chủ nghĩa Mác-Lê nin, cẩm nang quý giá cho giai cấp công nhân và nhân dân lao động trên con đường cách mạng. Tóm lại, trong sự nghiệp của mình, V.I.Lênin đã để lại một tấm gương mẫu mực về sự nghiên cứu, kế thừa và vận dụng chủ nghĩa Mác vào thực tiễn cách mạng nước Nga (sau này là Liên xô) trong xây dựng chủ nghĩa xã hội hiện thực. Những di sản mà V.I.Lênin để lại thật sự quý giá, có ý nghĩa phương pháp luận sâu sắc trên hầu hết các lĩnh vực của thực tiễn xây dựng chủ nghĩa xã hội. Việc tiếp tục đẩy mạnh nghiên cứu lý luận Má -Lênin, tiếp thu những bài học kinh nghiệm về xây dựng chủ nghĩa xã hội hiện thực mà V.I.Lê nin để lại có ý nghĩa hết sức to lớn trong công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở nước ta hiện nay./.
CN. Tô Quang Hải Trưởng khoa Lý luận cơ sở
, Nxb. Chính trị quốc gia Sự thật H.1995, t19, tr 47
, Nxb. Chính trị quốc gia Sự thật H.2005, t39, t309-310
Tổng thống Mỹ G. H. W. Bush (bên trái) và Tổng Bí thư ĐCS Liên Xô M. S. Gorbachev
1. Thủ đoạn “diễn biến hoà bình”
Để lật đổ Liên Xô, các thế lực thù địch ở phương Tây đặc biệt là Mỹ đã đặt ra nhiệm vụ hàng đầu cần phải lũng đoạn được cơ quan đầu não. Đó là Đảng Cộng sản Liên Xô. Từ đó, kẻ thù giấu mặt đã len vào nhiều vị trí then chốt trong bộ máy của Đảng Cộng sản Liên Xô. Chúng thực hiện nhiều ý đồ: Gây mâu thuẫn nội bộ, tăng cường khuynh hướng ly tâm, làm suy yếu khuynh hướng hướng tâm và trung tâm cũ, tăng cường những trung tâm mới mang hình thức hợp pháp nhằm làm tan rã, xáo trộn toàn bộ hệ thống xã hội, thiết lập biên giới mới ở các nước cộng hoà có mối quan hệ độc lập với bên ngoài.
Mỹ đã sử dụng nhiều lực lượng từ bên ngoài xâm nhập vào nội bộ Đảng Cộng sản Liên Xô thông qua các “cuộc chiến” về tổ chức nhân sự, thông tin báo chí, tài chính và các cuộc chiến khác.
Vì sao quá trình sụp đổ của Liên Xô lại diễn ra vào những năm 1985 - 1991?
Vào thời điểm này, phương Tây đang đứng trước một cuộc khủng hoảng toàn cầu. Đối với Mỹ, các nhà nghiên cứu chủ đạo của Mỹ khẳng định, cuộc chạy đua vũ trang đã trở thành trò ngu xuẩn đối với chính Mỹ và không thể giành được chiến thắng trước Liên Xô. Theo dự đoán của họ, nếu đến giữa năm 1990 mà không xảy ra những thay đổi căn bản thì ở nước Mỹ sẽ có một sự bùng nổ lớn về chính trị và xã hội. Lối thoát duy nhất đối với nhà cầm quyền Mỹ là phá tan Liên Xô từ bên trong.
Những năm 1988 - 1989, Liên Xô thật sự rơi vào vòng luẩn quẩn. Quá trình tan rã ĐCS Liên Xô đã đến đỉnh điểm và nó đã bộc lộ tính chất tự huỷ về mặt tổ chức.
Nắm bắt tình thế có một không hai đó, phương Tây đã tác động thêm vào chiến dịch cải tổ sai lầm của Liên Xô. Vào năm 1991, Gorbachev triển khai “Tuyên bố về chủ quyền”. Quan điểm của Tuyên bố là xoá bỏ tính toàn vẹn của Liên Xô. Đây đích thực là cuộc đảo chính “nhung lụa’ mà chính các đại biểu Xô viết cũng không kịp hiểu rằng, người ta đã đưa cho họ thông qua văn bản gì.
Thành tố kiến tạo hệ thống quan trọng nhất là sự hiện diện của ĐCS Liên Xô. Việc xoá bỏ vai trò lãnh đạo của Đảng được hợp pháp hoá bằng sự xoá bỏ Điều 6 trong Hiến pháp Liên Xô cũng đồng nghĩa với việc gạt bỏ ĐCS Liên Xô ra khỏi nền tảng quốc gia, để sau đó không lâu, chính ngôi nhà Xô viết cũng sụp đổ.
Nếu như trước năm 1985, các cuộc tiếp xúc với nước ngoài kể cả cấp cao cũng rất hạn chế, thì trong quá trình cải tổ các cuộc gặp giữa “các nhà cách mạng cộng đồng” (chống Xô viết) với phương Tây trở nên đặc biệt thường xuyên hơn.
Những kẻ phá hoại bên ngoài từ Mỹ luôn tìm cách kết hợp được với kẻ phá hoại bên trong theo nguyên tắc “một cộng một luôn lớn hơn hai”. Tháng 4-1990, tại thành phố Worrenton (bang Virginia) đã diễn ra hội nghị vấn đề so sánh những chỉ số kinh tế của Liên Xô và Mỹ. Phía Liên Xô có Viện sĩ Bogomlov và Tikhonov, phía Mỹ có đại diện các Trung tâm nghiên cứu và CIA. Đại diện Liên Xô đã khuyên Mỹ tăng cường áp lực với Gorbachev nhân tình hình trong nước căng thẳng để ông ta nhân nhượng lớn hơn cho Washinhton.
Được sự trợ giúp của Cơ quan tình báo Mỹ, Viện Nghiên cứu Krill công khai hoạt động ở Liên Xô từ 1986. Trong thời gian cải tổ, Viện đã tổ chức 150 cuộc hội thảo khắp các thành phố lớn ở đất nước Xô viết. G. Burbulisa - một tuyên truyền viên của Đảng Cộng sản Liên Xô, qua khoá hướng dẫn của Viện Krill, đã tuyên bố: “Liên Xô phải bị phá sản”. Thực tế trong thời Gorbachev đã phát triển mạnh mẽ tư tưởng “tự do, dân chủ”. Việc này có liên quan chặt chẽ tới Quỹ Di sản của Mỹ nhằm giúp đỡ những người đấu tranh cho “tự do” ở Liên Xô. Bàn tay của CIA phối hợp với Viện Krill cùng nhằm mục tiêu hình thành trên lãnh thổ Liên Xô những cơ cấu quyền lực có khuynh hướng “dân chủ” của phương Tây.
Tại Mỹ, chiến tranh tâm lý chống Liên Xô được triển khai ở cấp quốc gia. Những năm cải tổ, Mỹ tăng tài trợ cho các trung tâm chống phá Liên Xô nhiều hơn. Ngân sách trong năm tài chính 1983 của Mỹ cấp cho Vụ “Các vấn đề nội bộ Liên Xô” của Trung tâm RAND Corporation (Mỹ) là 13,5 tỷ USD.
2. Những đòn phép thâm độc và hèn hạ
Một trong những dự án nổi tiếng nhất thuộc chuyên ngành bí mật nhất mang tên Dự án Havard đã được áp dụng trong thời gian cải tổ ở Liên Xô nhằm phi ý thức hệ, thực chất là thay đổi hệ tư tưởng Mác - Lênin bằng một hệ tưởng khác. Đối tượng chịu tác động của những đòn chiến tranh tâm lý Mỹ là người dân Liên Xô, nhất là những người cầm quyền cao nhất, làm cho họ không có khả năng nhận thức được tình thế và cũng không phát hiện ra được những độc chất trên mặt trận tư tưởng, mất tính độc lập quyết định.
Phương Tây xây dựng cả một ngành khoa học gọi là ngành Klemli học chuyên nghiên cứu những đặc điểm cá nhân và những khả năng tiềm ẩn của những nhân vật chủ chốt trong giới lãnh đạo ở Liên Xô. Trong những năm 1980, kẻ thù của Liên Xô đã bắt đầu tăng cường mọi nỗ lực điều khiển ban lãnh đạo cao nhất.
Chiến tranh tâm lý của Mỹ đã gây mất ổn định trong nhận thức và hấp dẫn người dân bằng màn kịch chính trị lớn - cải tổ. Quần chúng chỉ còn là đám đông. Trong tình trạng đó, nhiều người đã để mất thái độ trách nhiệm công dân vốn có đối với những đổi thay trong xã hội Xô viết đang đứng trước những nguy cơ to lớn.
Cùng với chiến tranh tâm lý, thế lực thù địch với Liên Xô đã mở cuộc chiến tranh tổ chức. Sau khi Breznev qua đời, Andropov và Chernenko ốm yếu, phương Tây đã nghiên cứu tỉ mỉ phẩm chất của Romanov và Gorbachev. Họ đã quyết định loại bỏ Romanov và dọn đường cho Gorbachev. Họ đã bịa đặt và tung ra những lời vu khống đối với Romanov trên các phương tiện thông tin đại chúng đến mức các chiến hữu, thậm chí Andrôpv - người đã từng coi Romanov là bạn cũng không thể có cách nào bác bỏ sự vu khống đó. Đặc biệt là thông tin vu khống, Romanov ăn chơi, xa xỉ, sử dụng đồ dùng bằng vàng bạc, châu báu của Sa hoàng để lại trong đám cưới con ông ta.
Phương thức nguy hiểm nhất mà phương Tây áp dụng ở Liên Xô là đưa kẻ thù giấu mặt hoặc những kẻ cơ hội thâm nhập cơ cấu quyền lực. Họ quan tâm thu nạp những nhân vật dễ bị mua chuộc là những kẻ thiếu hiểu biết về Tổ quốc, không có nguồn gốc xã hội, văn hoá, tình cảm với đất nước nơi họ sinh ra và lớn lên. Cho dù đây là việc khó, song nếu thành công sẽ là một chiến thắng trọn vẹn. Cho đến nay mọi người vẫn chưa biết các nhà chiến lược phương Tây đã sử dụng phương pháp nào để “đẩy” Gorbachev lên ngai. Chỉ biết rằng, nếu không có các cơ quan mật vụ nước ngoài thì điều này đã không xảy ra. Những thông tin có chủ định phát ra từ phương Tây nhằm vào cuộc chiến tranh tổ chức ở Liên Xô nhằm giành chiếc ghế cao cho “người của mình”. Những nhân vật then chốt trong ban lãnh đạo Liên Xô, nhiều người trong số đó trước đây đã từng học ở các trường nước ngoài, nay đã tha hoá biến chất được bố trí vào những vị trí quan trọng trong hệ thống điều hành. Khi chính quyền cao nhất Liên Xô đã bộc lộ những yếu kém thì cuộc bầu cử “thật sự dân chủ” vào Đại hội Đại biểu nhân dân và Xô Viết tối cao năm 1988 - 1989 đã đưa một số lượng đáng kể “các nhà dân chủ” tham gia chính quyền, để họ có thể can thiệp vào cơ cấu điều hành. Các nhân tố thù địch lọt được vào cơ quan điều hành quốc gia là một thành công của phương Tây trong âm mưu làm sụp đổ Liên Xô.
Bài học đắt giá là cần đặc biệt chăm lo xây dựng hệ thống chính trị từ Đảng, Nhà nước đến các đoàn thể nhân dân từ trung ương đến cơ sở thật sự trong sạch, vững mạnh, thật sự trung thành và tin cậy về chính trị, giữ vững và tăng cường sự lãnh đạo của Đảng.
Mục tiêu của chiến tranh kinh tế - tài chính của Mỹ chống Liên Xô là khai thác được càng nhiều tài nguyên càng tốt, làm tê liệt chức năng điều hành nền tài chính quốc gia, ngăn cản Liên Xô tiếp cận khoa học công nghệ, phục vụ cho một “chiến lược gây căng thẳng”. Chỉ trong một thời gian rất ngắn, hàng loạt biện pháp, chiến dịch đã được tiến hành nhằm vào những hướng phát triển kinh tế then chốt ở Liên Xô.
Đó là đòn giảm giá dầu mỏ. Liên Xô đã có được một nguồn ngân sách chủ yếu từ việc xuất khẩu dầu mỏ, chiếm tỷ trọng chủ yếu trong kim ngạch xuất khẩu. Cứ mỗi lần nâng giá lên 1 USD/thùng thì ngân khố quốc gia Liên Xô có thêm 1 tỷ USD. Mỹ không bao giờ bỏ qua chuyện này. Vào tháng 4-1981, Giám đốc CIA là W. Casey thăm Arab Saudi để gặp đồng minh cấp cao của mình là Turki Al Fasal và Nhà vua Al Saud. Arab Saudi chiếm 40% tổng sản lượng dầu lửa của OPEC, thực tế là nước định đoạt giá dầu mỏ. Sự giảm ngoại tệ xuất khẩu dầu thô sau đó làm cho Liên Xô không đủ tiền mua thiết bị khai thác dầu mỏ, đủ cạnh tranh với các nước khác.
Với đòn giảm giá dầu chằng những Mỹ đã giành được quyền kiểm soát giá dầu mỏ mà còn đẩy kinh tế Liên Xô thêm khó khăn trước thềm cải tổ.
Thứ hai là, việc bán tống bán tháo vàng của Liên Xô. Vào trước và trong những năm cải tổ của Liên Xô, cơ quan tình báo Mỹ có những báo cáo cho biết, “Liên Xô từ 1981 đã gia tăng số lượng vàng bán ra. Trong năm 1980 họ bán ra 90 tấn nhưng tháng 11 năm 1981 đã bán ra 240 tấn. Liên Xô đang có những khó khăn lớn và chúng ta cần tiếp tục phải kiên trì đường lối của mình”.
Cùng với lời khuyến nghị này là những hoạt động phá hoại ngầm của chính quyền Reagan nhằm đánh bại Liên Xô. Từ thời thượng cổ, vàng trong ngân khố thường được dùng để phá hoại nền độc lập của quốc gia thù địch. Mỹ cùng dùng thứ vũ khí bí mật này để phá hoại Liên Xô. Nhằm bóp nghẹt Liên Xô trên thị trường vàng, CIA đã bí mật ký nhiều thoả thuận với Nam Phi, đối thủ cạnh tranh của Liên Xô. Hậu quả là Liên Xô phải bán đổ bán tháo vàng. Lượng vàng dự trữ của Liên Xô sụt giảm ở mức nguy hiểm và cùng với điều này là sự suy yếu chung của đất nước.
Nền kinh tế Liên Xô vốn đã phát triển không thật tốt. Cho đến khi Mỹ thực hiện Chỉ lệnh của Hội đồng An ninh quốc gia (NSC), NSDD số 66 ngày 13-11-1982, áp dụng bổ sung các phương thức phá hoại có chủ ý trong lĩnh vực tài chính và kinh tế Liên Xô đã bị phá vỡ hoàn toàn.
Tại phiên họp mở rộng của Xô viết tối cao Liên Xô ngày 17-6-1991, Chủ tịch KGB Liên Xô V.A. Kriuchkov đã công bố một tài liệu mật của BCH T.Ư ĐCS Liên Xô đề ngày 24-1-1977: “Thời gian gần đây, CIA Mỹ đang triển khai những kế hoạch đẩy mạnh hoạt động thù địch như phân hóa xã hội Xô viết và làm rối loạn nền kinh tế XHCN. Với mục tiêu đó, tình báo Mỹ đặt ra kế hoạch tuyển mộ những điệp viên có thế lực trong số công dân Xô viết và tiếp tục can thiệp vào lĩnh vực điều hành chính trị, kinh tế và khoa học của Liên Xô”.
CIA tìm cách tuyển mộ những nhân vật có phẩm chất cá nhân cũng như năng lực công việc mà theo họ trong tương lai sẽ có chức vụ trong bộ máy điều hành, đồng thời có thể hoàn thành được những nhiệm vụ mà họ giao cho. Những "điệp viên có thế lực” được hoạt động riêng lẻ ở cấp xây dựng đường lối để tiến hành phá hoại ngầm. CIA đưa chúng vào một Trung tâm trong khuôn khổ của tình báo Mỹ. Điệp viên có thế lực có nhiệm vụ tạo ra những rào cản trong chính sách đối nội, đối ngoại của Liên Xô, kiềm chế sự phát triển kinh tế của Liên Xô, đẩy những phát triển khoa học của Liên Xô vào hướng bế tắc. Rốt cuộc, Liên Xô từng bước phải chấp thuận nhiều ý tưởng của phuơng Tây. Những điệp viên có thế lực khi bị thá hoá về đạo đức và lý tuởng đã trở thành lực lượng chủ yếu và là chỗ dựa cho bọn phản cách mạng. Bọn chúng đã "kết thành tổ kén” trong ĐCS Liên Xô.
CIA Mỹ thường xuyên liên lạc với các điệp viên để tới giờ G "họ có thể sử dụng chúng một cách tích cực nhất”. Khi R. Reagan lên làm Tổng Thống Mỹ, giám đốc CIA lúc đó nhận định "đã tới thời điểm gây cho Liên Xô những tổn thất thật sự những hỗn loạn trong nền kinh tế của họ, cần nắm quyền kiểm soát và tác động đối với sự phát triển tiếp theo của Liên Xô. Tất cả những điều đó đương nhiên là vì lợi ích quốc gia Mỹ". Mỹ tiếp tục đổ tiền vào việc chống phá Liên Xô. Từ 1985 đến 1992, Mỹ đầu tư thúc đẩy ''tiến trình dân chủ hóa" ở Liên Xô 90 tỷ USD.
Phướng Tây đã hình thành cả một hệ thống phức tạp và to lớn để hủy diệt Liên Xô. Hệ thống đó bao gồm cả giới lãnh đạo phương Tây, các cơ quan mật vụ của chúng, đội quân thứ 5 ở Liên Xô và các nước Đông Âu.
Phân hệ "Những trung ương thần kinh Mỹ" là một thành tố quan trọng của hệ thống đó. Thành công trong việc phá hoại Liên Xô một phần đáng kể thuộc về "sự phân tích thầm lặng" của các bộ tham mưu từ bên kia đại dương. Chúng soạn ra các phương thức và nhào nặn những thông tin nhằm bóp chết Liên Xô. Vào những năm cải tổ, Mỹ đã phát triển tới 285 trung tâm. Đó là những trung tâm "Xô viết học'' chuyên thu thập thông tin, hoạch định kế hoạch làm suy yếu, tiến tới lật đổ Liên Xô.
Đánh giá Chỉ lệnh NSDD-75, những người tham gia soạn thảo nhận xét: Đây là tài liện xác định mục tiêu chiến lược của Hoa Kỳ là làm tan rã hệ thống Xô viết thông qua việc tận dụng những điểm yếu bên trong của nó. Những trụ cột cho nền chính trị của hệ thống Xô viết đã rất yếu và phải chống đỡ nhiều thử thách nên có thể tin rằng đó là nguyên nhân loại bỏ ảnh hưởng Xô viết trên trái đất này”.
Đến đúng thời điểm này phương Tây tung ra một đòn tấn công có tính toán chính xác vào Đảng Cộng sản để loại bỏ Đảng ra khỏi đời sống chính trị của đất nước. Điều đó đã được hoàn thành vào tháng 8-1991, vấn đề còn lại chỉ là hình thức "chia tay Xô viết" và cuối cùng là báo cáo với "quan thầy" Mỹ.
Tháng 7-1988 tại Viện Nghiên cứu những vấn đề kinh tế - xã hội ở Leningrat đã diễn ra cái gọi là “cuộc Hội thảo của phòng 38”. Phát biểu tại Hội thảo, nhà "nữ dân chủ" nổi tiếng Starovoitova đã trình bày quan điểm về quan hệ dân tộc của nhóm cấp tiến cải tổ do A. Yakolev - điệp viên của CIA - đại điện Bộ Chính trị BCH T.Ư ĐCS Liên Xô cổ súy. Theo bà ta, "phương án cấp tiên giải quyết vấn đề dân tộc đã xuất hiện trên cơ sở những cuộc hội đàm riêng giữa Yakovlev với một số nhà lãnh đạo Đảng của các nước Cộng hòa Estonia. Phương án này được coi là một sự sắp đặt có ý thức làm suy yếu mối liên hệ giữa các dân tộc, thúc đẩy khuynh hướng ly khai đòi “dân tộc độc lập” của các nước cộng hòa.
Tại hội thảo, bà Starovoitova tuyên bố việc phân hóa mối liên hệ giữa các dân tộc với nhà nước Trung ương ở Armenia đã có ý nghĩa như là một chiến thắng đối với chính sách dân tộc của Lenin.
Phương Tây tìm mọi cách hạn chế những năng lực của Cơ quan an ninh Xô viết (KGB), hủy hoại những phuơng pháp công tác có hiệu quả, làm giảm sút tinh thần cảnh giác làm chệch hướng các mục tiêu, tung tin giả, ly gián vu cáo cán bộ KGB, sử dụng những kẻ đại diện bí mật trong đội quân thứ 5 ngăn chặn các kênh thông tin của KGB và thủ tiêu vai trò tổ chức đảng trong KGB.
Tháng 8-1991, đối với Liên Xô, là điểm tận cùng trong hệ thống mà chiến dịch cải tổ đã đẩy tới tình trạng rệu rã, nếu chỉ cần một đòn nhẹ, nhưng thâm độc và được tính toán chính xác vào chỗ dễ tổn thương nhất thì cả hệ thông đó lộn nhào, tán vỡ. Toàn bộ "cải tổ” diễn ra trước đó đã trở thành khúc dạo đầu cho những gì được hoàn thành cho tháng 8 đó.
Tháng 8-1991, có tin đồn một số người ở Liên Xô đã quyết định thành lập Ủy ban quốc gia về tình trạng khẩn cấp.
Các cơ quan thông tin đại chúng dưới bàn tay chỉ đạo của Yakovlev đã dọn đường dư luận rằng, sẽ có sự phục thù từ phía những người cộng sản. Kể từ đó, bất kỳ một hành động phản kháng nào cũng đều bị phe cải tổ quy kết là âm mưu phản loạn.
Phía Mỹ cũng chuẩn bị cho sự kiện tháng 8. Gần đây giới nghiên cứu có nhắc đến tài liệu do Mỹ soạn thảo, phụ lục số 7, mà các nhà nghiên cứu Mỹ cho rằng trong các tài liệu đó có nói đến vai trò của Gorbachev trong sự kiện này.
Dự án bạo loạn có hai phương án, có hoặc không có Gorbachev tham gia. Thực tế phương án đầu tiên đã diễn ra nhưng kịch bản đã phát triển tới mức mọi diễn biến không còn phụ thuộc vào vai trò của Gorbachev.
Ủy ban quốc gia về tình hình khẩn cấp đã chọn được phương án không chỉ thuần túy chống Gorbachev mà còn cô lập được ông ta. Yeltsin nhận được một cú chuyền bóng thuận lợi đến như vậy, không thể không đáp lại bằng một đòn tuyệt vời.
A. A. Prokhanov nhớ lại: Tôi nhớ tới cuộc nói chuyện tại văn phòng báo Day với sếp của Viện RAN Corporation là Djeremi Izrael. Trên bàn để tấm sơ đồ được vẽ bằng những nét bút cẩu thả. Vòng tròn "Trung tâm Kremli” có đại diện là M. S. Gorbachev, vòng tròn "Trung tâm song song” có đại diện là Yeltsin, vòng thứ ba chỉ ''nhà vàng'' ở đó có một nhóm cố vấn chỉ đạo. Tay người Mỹ đó đã yêu cầu các cố vấn phải làm sao để kết nối toàn bộ quyền lực từ vòng tròn thứ nhất tới "vòng tròn thứ hai”. Hắn còn gặng hỏi: "Trong vài ngày liệu có thể thiết lập được một tình trạng vô chính phủ để loại bỏ Gorbachev và trong bầu không khí xã hội hỗn loạn có thể phong tỏa được việc điều hành đối với quân đội, KGB, và cảnh sát của Yeltsin không?".
Vào tháng 2-1991, vấn đề này đã được nhóm thân cận với Yeltsin bàn định và phương án "trung tâm đã được Yeltsin thông qua sau khi tiếp thu kết luận của G. Popov – một chuyên gia vừa từ Mỹ trở về. Tại Mỹ, Popov đã tiếp xúc với Bộ trưởng Ngoại giao Mỹ Baker cùng nhóm nghiên cứu của ông ta và các chuyên gia CIA.
M. S. Gorbachev đã thành lập Ủy ban quốc gia về tình trạng khẩn cấp dường như để kiềm chế xu hướng ly khai của các nước cộng hòa. Các thành viên nằm trong Ủy ban này là Kriuchkov, Iazov (Bộ trưởng Quốc phòng), Pugo và một số người khác.
Nhưng B. K. Pugo và X. F. Akhzomeiev - hai nhân vật kiên cường nhất trong số những người có khả năng và quyền hạn ngăn chặn việc việc Liên Xô tan rã – đã không được tham gia vào kịch bản và đã bị sát hại. Số nhân vật còn lại đã phản bội Liên Xô và ĐCS Liên Xô. Toàn bộ thời gian 4 tháng cuối cùng năm 1991, sự tồn tại của Liên Xô chỉ còn mang tính hình thức. Người ta chứng kiến một sự thật đau lòng, những nhân vật có thể ngăn chặn sự sụp đổ của Liên Xô hoặc bị bắt giam hoặc đã chết.
Gorbachev chấp nhận vai trò của mình trong vở kịch chính biến tháng 8. Ông ta cần phải loại bỏ nguy cơ lơ lửng trên đầu mình để củng cố quyền lực cá nhân bằng bất cứ giá nào. Nhưng Gorbachev đã sa vào bẫy để rồi chính ông ta cũng bị loại bỏ.
Nếu theo kịch bản của những bộ tham mưu cải tổ ở nước ngoài thì việc loại bỏ M. S. Gorbachev vào thời điểm cuối năm 1991 là điều cần thiết. Người ta chỉ bảo đảm mạng sống cho những chính khách đã giữ vai trò hai mặt. Còn khi xong việc, chính Mỹ lại là người lật bỏ chiếc mặt nạ đó.
Liên Xô là nước đầu tiên trên thế giới xây dựng CNXH và Chủ nghĩa cộng sản. Là quốc gia hùng mạnh, nên sự xuất hiện của nhà nước Liên Xô XHCN đã ảnh hưởng to lớn đến tiến trình lịch sử của nhân loại.Trong thế kỷ XX, sau khi Liên Xô xuất hiện, mọi sự kiện lớn của thế giới – nhiều hay ít – đều có dấu ấn và chịu ảnh hưởng của Liên Xô.
Lịch sử Cách mạng và sự hình thành
Sự hình thành Liên Xô gắn liền với sự sụp đổ của Đế quốc Nga trong Chiến tranh thế giới thứ I và hoạt động của Đảng Cộng sản Nga do V.I.Lênin đứng đầu.Vào đầu thế kỷ XX, xã hội Nga ẩn chứa nhiều mâu thuẫn gay gắt không được giải tỏa; nước Nga lại là nơi có phong trào Marxist cấp tiến mạnh nhất, do Lênin đứng đầu với Đảng Bolshevik chủ trương làm cách mạng XHCN, để xây dựng Chủ nghĩa cộng sản, theo học thuyết của Karl Marc.
Ngày ngày 7/11/1917, V. I. Lênin và các đảng viên Bolshevik Nga đã lãnh đạo các Xô viết làm Cách mạng tháng Mười, lập chính quyền Xô viết của công - nông -binh đầu tiên trên thế giới. Đây là sự kiện quan trọng, có ý nghĩa thời đại đối với lịch sử nhân loại. Sự kiện vĩ đại mà sau này đã ảnh hưởng to lớn tới các cuộc cách mạng XHCN và phong trào giải phóng dân tộc nhiều quốc gia, từ châu Âu, châu Á, Châu Phi, tới Mỹ Latinh, trong đó có Việt Nam.
Ngay sau Cách mạng tháng Mười, nước Nga rơi vào nội chiến cực kỳ đẫm máu. Đến cuối năm 1920, về cơ bản Hồng quân đã giành chiến thắng, quân bạch vệ bị thất bại. Ngày 30/12/1922, 15 nước cộng hòa gia nhập Liên bang Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Xô viết (gọi tắt là Liên Xô). Ngay sau khi thành lập Liên bang Xô Viết; nhân dân Liên xô dưới sự lãnh đạo của Đảng và chính phủ bắt tay vào xây dựng cuộc sống mới, cuộc sống XHCN một xã hội không có người bóc lột người. Cả đất nước như một công trường khổng lồ, nên chỉ sau một thời gian ngắn, đã đem lại kết quả tốt: Nạn đói bị đẩy lùi, công nghiệp, thương mại được phục hồi, tình hình nông thôn và thành thị được ổn định, xã hội có tích luỹ và đời sống người dân tốt lên nhanh chóng. Sau khi Lênin mất (năm 1924), I.V. Stalin thay thế V.I.Lênin lãnh đạo đất nước Xô-viết tiến hành công nghiệp hóa XHCN. Kết quả là Liên Xô đã trở thành một nước công nghiệp đứng thứ 2 trên thế giới trong một thời gian rất ngắn (điều này là nền tảng kinh tế cho chiến thắng của Liên Xô trong Chiến tranh thế giới thứ II). Mặt khác, những nhân tố mới được giải phóng của cuộc sống mới XHCN (thanh toán mù chữ và giáo dục miễn phí cho trẻ em, hệ thống y tế miễn phí, thực hiện bình đẳng nam nữ, chia ruộng đất cho nông dân, quốc hữu hóa tài nguyên và các nhà máy, mức sống người dân ngày càng được nâng cao...) đã tạo động lực to lớn, mạnh mẽ cho công cuộc xây dựng đất nước. Một số thành tựu của Liên Xô về các lĩnh vực: Giáo dục, y tế, văn hóa, xã hội...thời gian này đã vượt xa các nước phương Tây như: Anh, Pháp, Mỹ; Đức...Giai đoạn tiến hành Công nghiệp hóa đất nước; Liên Xô đã xây dựng được một loạt các tổ hợp công nghiệp khổng lồ; các nhà máy luyện thép, luyện kim lớn và nhiều khu công nghiệp ở Moskva, Leningrat, Volgograd, Chelyabinsk, Kharkov....Năm 1935, Liên Xô đã khởi công xây dựng tàu điện ngầm ở Moskva với chiều dài hàng chục km. Tới năm 1940, sản lượng công nghiệp của Liên Xô đã tăng gấp 7,7 lần so với năm 1913, Công nghiệp Liên Xô đã chiếm 77,4% cơ cấu nền kinh tế và chiếm 10% toàn thế giới. Cho đến lúc đó, thế giới chưa từng chứng kiến nhịp độ tăng trưởng nào nhanh và ngoạn mục như vậy. Đến trước Chiến tranh thế giới thứ II, từ một nước có nền sản xuất lạc hậu, Liên Xô đã vươn lên trở thành cường quốc công nghiệp thứ 2 thế giới và đứng đầu châu Âu, vượt qua Anh - Pháp- Đức (chỉ đứng sau Mỹ).Thành quả to lớn này đã cho phép Liên Xô chiến đấu và cuối cùng giành chiến thắng vĩ đại trong Chiến tranh thế giới thứ II (1939-1945).
Vai trò của Liên Xô trong Chiến tranh thế giới thứ II
Nói đến Liên Xô, ngoài ý nghĩa là nước đầu tiên xây dựng CNXH trên thế giới với đà tăng trưởng hết sức ngoạn mục và nhiều chính sách xã hội nhân văn tốt đẹp, so với các nước Tư bản chủ nghĩa; song bên cạnh đó, cũng phải nói đến vai trò to lớn, quyết định của Liên Xô trong Chiến tranh thế giới thứ II, như một bằng chứng là quốc gia đã góp phần quan trọng và quyết định để cứu nhân loại thoát khỏi thảm họa phát xít (do các nước Đức-Ý-Nhật gây ra).
Ngày 22/6/1941 nước Đức Quốc xã tấn công Liên bang Xô viết và bắt đầu "Chiến tranh vệ quốc vĩ đại" của Liên Xô (1941–1945). Liên Xô tham gia vào Khối Liên minh chống phát xít gồm:Anh, Pháp,Mỹ, Úc, New Zealand, Canada, Trung Quốc... Người dân Xô viết đã lao động tự giác, quên mình với nỗ lực phi thường để phục vụ cho chiến tranh. Phần lớn các dân tộc thuộc Liên bang Xô viết đã đoàn kết, hiệp lực tin tưởng vào Đảng cộng sản Liên Xô và lãnh tụ Stalin để đẩy lùi họa phát xít. Thời gian đầu, do bị bất ngờ, quân đội Xô-Viết tuy thất bại, song Hồng quân Liên Xô đã chống trả kiên cường, gây cho quân Đức những tổn thất to lớn. Đến cuối năm 1941, họ đã chặn đứng được quân đội Đức tại cửa ngõ Thủ đô Moskva.Trong các năm 1942 – 1943, Liên bang Xô viết với sự giúp đỡ của quân đồng minh Anh –Pháp-Mỹ, đã tạo được bước ngoặt cơ bản của chiến tranh bằng các chiến thắng Stalingrad và Kursk. Cuối năm 1944, Liên Xô đã giải phóng toàn bộ đất đai của mình; đánh đuổi quân Đức trên lãnh thổ các nước Đông Âu, Trung Âu; Tháng 4 năm 1945, quân đội Xô viết công phá Berlin. Nước Đức Quốc xã sụp đổ và đầu hàng Quân đội Liên Xô vô điều kiện.
Ngay sau chiến thắng đối với Đức, Liên Xô tham chiến chống Nhật Bản và đầu tháng 8 năm 1945, đã dễ dàng đánh tan đạo quân Quan Đông của Nhật Bản tại Mãn Châu. Ngày 15/8/1945, Nhật Bản tuyên bố đầu hàng Đồng Minh và Chiến tranh thế giới thứ II chấm dứt.
Mặc dù có những khó khăn to lớn do hậu quả chiến tranh để lại, song Liên Xô bước ra khỏi chiến tranh với tư thế của người chiến thắng; niềm phấn khởi tự hào lớn lao của nhân dân đối với cường quốc XHCN của mình; đã tạo tiền đề quan trọng để Liên Xô mạnh lên thành siêu cường thế giới sau thế chiếnthứ II.
Liên Xô phục hồi, mở rộng hệ thống Xã hội chủ nghĩa và trở thành cường quốc thế giới
Sau Chiến tranh thế giới thứ II, đất nước Liên Xô bị tàn phá hết sức nặng nề. Chiến tranh thế giới thứ II đã làm cho khoảng 26 triệu người Xô viết thiệt mạng, 1.710 thành phố, thị trấn; hơn 70.000 làng mạc bị phá huỷ, 32.000 cơ sở công nghiệp, 98.000 nông trang tập thể, nhiều công trình văn hóa của Liên bang Xô viết bị phá huỷ, hơn 25 triệu người mất nhà cửa. Tổng cộng, Liên Xô mất gần 30% tài sản quốc gia và gần 1/8 dân số. Tổn thất vật chất ước tính là 2,5 nghìn tỷ rúp, tương đương với 30% toàn bộ của cải của đất nước. Sự phát triển các ngành kinh tế quan trọng bị thụt lùi tới 10 - 15 năm. Trước những tổn thất nặng nề đó, Chính phủ Liên Xô đề ra kế hoạch 5 năm nhằm khôi phục nền kinh tế. Đến năm 1955, GDP của Liên Xô đã đạt khoảng 136 tỷ đôla, đứng thứ 2 thế giới chỉ sau Hoa Kỳ (381 tỷ đôla).
Sau Chiến tranh thế giới thứ II (năm 1945), Liên Xô giúp các nước ở Châu Âu, Châu Á, châu Mỹ - Latinh thành lập nhà nước XHCN, đó là: Tiệp Khắc; Ba Lan, Nam Tư; Bungari; Hungari; Rumani; Cộng hòa Dân chủ Đức, Anbani, Trung Quốc, Triều Tiên, Việt Nam, Mông Cổ và Cu-ba... Đến năm 1960, trên thế giới đã hình thành phe XHCN, do Liên Xô đứng đầu. Đồng thời nền kinh tế Liên Xô phát triển mạnh mẽ; Khoa học - kỹ thuật, quân sự đã có bước đột phá: chế tạo tên lửa đạn đạo, bom nguyên tử, nhà máy điện nguyên tử v.v.. Công nghệ vũ trụ đã có bước phát triển vượt bậc: Liên Xô đã phóng tàu vũ trụ đầu tiên trên thế giới (vào năm 1959) và đưa con người đầu tiên vào vũ trụ (năm 1961). Những sự việc này ngoài những ý nghĩa quân sự, chiến lược, kinh tế, còn có ý nghĩa tinh thần rất to lớn: nó đánh dấu Liên Xô đã trở thành siêu cường trên thế giới với mục tiêu vươn lên vượt qua Hoa Kỳ.
Theo tài liệu của Chính phủ Mỹ thống kê về kinh tế các nước trên thế giới, năm 1975, tổng sản lượng kinh tế của Liên Xô đã đạt 943,5 tỷ USD (đứng thứ 2 thế giới, sau Hoa Kỳ). Ngoài ra những chỉ số sau đã chứng tỏ công dân Liên Xô được hưởng mức phúc lợi xã hội và ưu đãi rất cao so với các nước cùng thời điểm: Liên Xô là nước đầu tiên trên thế giới quy định chế độ làm việc 8 giờ/ngày; Người dân được đưa tới nơi làm việc bằng phương tiện công cộng mà không phải trả tiền; Người dân được miễn học phí tại mọi cơ sở giáo dục, từ mẫu giáo cho tới đại học; Nhà nước đảm bảo các sinh viên tốt nghiệp cao đẳng, đại học đều có việc làm sau khi nhận bằng; Người dân được khám & chữa bệnh miễn phí hoàn toàn. ...
Trên bình diện quốc tế, là nước XHCN đứng đầu và hùng mạnh nhất bấy giờ, Liên Xô đã trở thành đối trọng cân bằng với khối Tư bản chủ nghĩa do Mỹ đứng đầu; là biểu tượng, là thành trì, là chỗ dựa “tinh thần và vật chất to lớn” trong phe XHCN và là nguồn viện trợ chính cho các phong trào giải phóng dân tộc tại các nước châu Á- châu Phi - châu Mỹ latinh.
Đối với cách mạng Việt Nam, Cách mạng Tháng Mười Nga và Liên bang Xô Viết có ý nghĩa và ảnh hưởng vô cùng to lớn, với bài học kinh nghiệm sâu sắc trên nhiều phương diện, cả về lý luận lẫn thực tiễn, trong thời kỳ trước; sau khi Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời, cả trong Cách mạng Tháng 8 và hai cuộc kháng chiến vĩ đại của dân tộc, cũng như trong cách mạng XHCN và công cuộc đổi mới, công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước ngày hôm nay.
Thật vậy, ngay từ khi bôn ba đi tìm đường cứu nước, cứu dân thoát khỏi ách nô lệ lầm than (đầu thế kỷ XX), lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc - Hồ Chí Minh phát hiện ra giá trị thời đại của Cách mạng Tháng Mười Nga và Chủ nghĩa Mác-Lê-nin và Người quyết tâm đi theo con đường Cách mạng Tháng Mười Nga. Năm 1920, sau khi đọc Sơ thảo “Luận cương về vấn đề dân tộc và vấn đề thuộc địa” của V.I. Lê-nin đăng trên Báo L’Humanité (Pháp), Nguyễn Ái Quốc đã tìm ra “cẩm nang thần kỳ” cho sự nghiệp cứu nước, giải phóng cho dân tộc Việt Nam. Khi nói về sự kiện này, Người nhớ lại: “Luận cương của Lê-nin làm cho tôi rất cảm động, phấn khởi, sáng tỏ và tin tưởng biết bao! Tôi vui mừng đến phát khóc lên. Ngồi một mình trong phòng mà tôi nói to lên như đang nói trước quần chúng đông đảo: “Hỡi đồng bào bị đọa đày đau khổ! Đây là cái cần thiết cho chúng ta, đây là con đường giải phóng chúng ta...”. Tiếp theo, trong quá trình hoạt động cách mạng (trước năm 1945), được sự quan tâm của Liên Xô và Quốc tế cộng sản, nhiều chiến sĩ cách mạng tiền bối của Việt Nam đã được cử sang Liên Xô học tập như: Nguyễn Ái Quốc, Trần Phú, Lê Hồng Phong, Nguyễn Thị Minh Khai ... để sau nay về nước chỉ đạo cách mạng Việt Nam; phát động toàn dân, giành chính quyền về tay công - nông; lập nên nước Việt Nam Dân chủ công hòa (2/9/ 1945).
Đặc biệt, nhờ sự giúp đỡ chí tình, chí nghĩa của Đảng Cộng sản Liên Xô và nhân dân Liên Xô anh em về mọi mặt vật chất và tinh thần, trong đó có nhiều vũ khí, đạn dược, quân trang, quân dụng (kể cả việc đào tạo nhiều thế hệ cán bộ, chuyên gia cho Việt Nam và cử nhiều đoàn chuyên gia sang Việt Nam công tác..); để giúp Việt Nam đứng vững và tiếp tục đánh thắng các đế quốc lớn như: Pháp, Nhật, Mỹ, thu giang sơn về một mối, đưa dân tộc ta vững bước đi lên chủ nghĩa xã hội, góp phần xứng đáng vào sự nghiệp cách mạng của nhân dân thế giới. Một minh chứng hùng hồn nữa là sau khi Việt Nam thống nhất đất nước (tháng 4 năm 1975), Đảng và nhân dân Liên Xô vẫn tiếp tục sát cánh với Đảng ta, nhân dân ta trên bước đường xây dựng đất nước, giúp Việt Nam nhanh chóng khắc phục hậu quả chiến tranh, sớm thoát khỏi đói nghèo, lạc hậu: với nhiều công trình mang tầm vóc thế kỷ, mang dấu ấn thời đại; để cho đến hôm nay; nhiều công trình của Việt Nam được nhân dân Liên Xô hỗ trợ, giúp đỡ, dựng xây vẫn đang phát huy giá trị to lớn; góp phần vào tăng trưởng kinh tế cho Tổ quốc Việt Nam XHCN.
Tròn một thế kỷ đã trôi qua, kể từ thắng lợi của Cách mạng Tháng Mười Nga 1917, tuy đời sống chính trị xã hội thế giới có những biến đổi sâu sắc (kể cả việc Liên Xô và một số nước XHCN ở châu Âu lâm vào khủng hoảng và tan rã đầu những năm 90 của thế kỷ XX), nhưng tầm vóc, ý nghĩa của Cách mạng Tháng Mười Nga vẫn nguyên giá trị đối với nhân loại tiến bộ trên thế giới. Đúng như Chủ tịch Hồ Chí Minh đã khẳng định: “Giống như mặt trời chói lọi, Cách mạng Tháng Mười chiếu sáng khắp năm châu, thức tỉnh hàng triệu, hàng triệu người bị áp bức bóc lột trên trái đất đứng lên tự giải phóng…Trong lịch sử loài người chưa từng có cuộc cách mạng nào có ý nghĩa to lớn và sâu xa như thế”.
Người viết bài này đã từng có thời gian sống và học tập tại Liên Xô trong thập niên 70 – 80 của thế kỷ XX. Cũng như nhiều cán bộ, học sinh Việt Nam sang Liên Xô công tác, học tập, làm việc, chúng tôi sẽ không bao giờ quên được những tình cảm và sự đùm bọc rất chân tình, nồng thắm, thủy chung, bền chặt của người dân Liên Xô, đất nước Liên Xô dành cho mình và tổ quốc Việt Nam yêu dấu trong thời kỳ chiến tranh giữ nước, cũng như xây dựng hòa bình sau này (với nhiều công trình thế kỷ mang dấu ấn Việt-Xô, như: Cầu Thăng Long; Nhà máy Thủy Điện Hòa Bình, Nhà máy nhiệt điện Phả Lại; Cung Lao động hữu nghị Việt -Xô; Bệnh viện hữu nghị Việt -Xô; Đại học Bách khoa Hà Nội). Đó là những tình bạn, tình đồng chí, anh em XHCN thắm thiết nhất, trách nhiệm, cao thượng và đầy đủ nhất ... vượt cả không gian và thời gian, đã làm nên trang sử vàng của tình hữu nghị các dân tộc anh em trong phe Xã hội chủ nghĩa.