Xuất Khẩu Lao Đông Nhật Bản Dạng Kỹ Sư 2024

Xuất Khẩu Lao Đông Nhật Bản Dạng Kỹ Sư 2024

Đi nhật theo diện kỹ thuật viên là chương trình rất hấp dẫn cho các bạn tốt nghiệp cao đẳng chính quy hệ 3 năm, đại học.

Đi nhật theo diện kỹ thuật viên là chương trình rất hấp dẫn cho các bạn tốt nghiệp cao đẳng chính quy hệ 3 năm, đại học.

Tiêu chí lựa chọn kỹ sư làm việc tại Nhật:

Kỹ sư mong muốn sang Nhật làm việc tích lũy kinh nghiệm, học tập, vốn,… để sau khi hoàn thành công việc sẽ tự khởi nghiệp thông qua các con đường khác nhau như: cùng công ty đã làm tại Nhật mở chi nhánh tại Việt Nam, cùng bạn bè thành lập công ty, phát triển nhà máy, xưởng của gia đình,…

Kỹ sư sang Nhật làm đúng ngành nghề mình theo đuổi, phát triển trong 1 lĩnh vực, 1 bộ phận, 1 sản phẩm nhất định trong tương lai.

Kỹ sư sang Nhật trong thời gian nhất định và trở về Việt Nam để phát triển nhà máy tại Việt Nam của công ty tại Nhật.

Tiêu chí quan trọng các bạn cần chú ý: có ước mơ, hoài bão, quyết tâm rõ ràng cùng kế hoạch dự kiến thực hiện. Ngoài ra khả năng ngoại ngữ, tính cách con người, khả năng chuyên môn cũng sẽ được đánh giá để xem xét các bạn có phù hợp với chương trình này hay không.

Trên đây là những thông tin cơ bản về chương trình Kỹ sư làm việc tại Nhật Bản. Hy vọng có thể giúp ích cho bạn, nếu bạn có những thắc mắc khác, hãy liên hệ với YUME qua Hotline 081 222 8998 hoặc điền form trực tiếp tại Website, chúng tôi sẽ liên hệ lại bạn trong thời gian sớm nhất.

Hiện nay, để đi làm việc tại Nhật Bản, bạn có thể chọn một trong hai con đường: thực tập sinh kỹ năng và diện kỹ sư xuất khẩu lao động. Đi theo diện kỹ sư đòi hỏi trình độ, kinh nghiệm và khả năng tiếng Nhật cao hơn, tuy nhiên, trên thời gian dài, diện này sẽ mang lại nhiều lợi ích hơn so với chương trình thực tập sinh kỹ năng.

Quy trình đi Nhật làm việc theo diện kỹ sư:

Giới thiệu chi tiết chương trình và test IQ

Phỏng vấn sơ tuyển đầu vào và khám sức khỏe

Đào tạo tiếng Nhật chính thức và các kỹ năng, cách phát triển nghề nghiệp

Giới thiệu công ty tuyển dụng phù hợp với nguyện vọng và chuyên môn của Kỹ sư

Sang Nhật Bản làm việc, tích lũy kinh nghiệm

Phát triển nghề nghiệp tại Nhật

Trở về Việt Nam phát triển theo định hướng của Kỹ sư

Điều kiện để làm việc tại Nhật Bản theo diện kỹ sư:

Về độ tuổi: đối với các đơn hàng kỹ sư đi làm việc tại Nhật Bản yêu cầu các ứng viên nằm trong độ tuổi từ 22-35 tuổi, một số đơn hàng có thể gia hạn tới 40 tuổi. Tùy vào từng đơn hàng mà các công ty tiếp nhận tại Nhật sẽ yêu cầu độ tuổi khác nhau. Nhưng bạn lưu ý rằng, độ tuổi lý tưởng để tham gia các đơn hàng kỹ sư đi làm việc tại Nhật là 22-28 tuổi.

Về trình độ, bằng cấp: tốt nghiệp Đại học các ngành kỹ thuật tại Việt Nam và có trình độ tiếng Nhật tương đương N3 trở lên.

Về sức khỏe: bất kỳ lao động nào kể cả ứng viên đơn hàng kỹ sư trước khi tới Nhật Bản làm việc đều phải đảm bảo yêu cầu về sức khỏe và có giấy chứng nhận đủ điều kiện sức khỏe đi làm việc ở nước ngoài từ cơ quan y tế của Việt Nam cấp. Hiện tại để đi được Nhật diện kỹ sư, người lao động không được mắc 1 trong 13 nhóm bệnh bị cấm đi XKLĐ Nhật Bản như: các bệnh truyền nhiễm, viêm gan B, tim mạch,… những căn bệnh mà chính phủ Nhật Bản cấm nhập cảnh. Ngoài ra, để đủ điều kiện trên cơ thể bạn cũng không được có bất kỳ hình xăm nào.

Yêu cầu về bằng cấp, kỹ năng

Lưu ý: Bằng cử nhân kinh tế, kế toán, và các ngành không liên quan đến kỹ thuật không thể đi làm trong diện kỹ sư xuất khẩu lao động tại Nhật Bản.

Để đăng ký tham gia các đơn hàng kỹ sư xuất khẩu lao động bạn cần chuẩn bị một hồ sơ đầy đủ và kỹ càng.

Để được xem xét tham gia các đơn hàng kỹ sư xuất khẩu lao động Nhật, bạn cần đáp ứng các yêu cầu sau:

+ Không thuộc trường hợp bị cấm nhập cảnh vào Nhật Bản. + Không có tiền án, tiền sự.

Xem thêm: Chỉ tốt nghiệp cấp 2 có đi xuất khẩu lao động Nhật Bản được không?

Mức lương của Kỹ sư có thể lên đến 60 triệu đồng/tháng?

Hiện nay, thị trường Nhật Bản có nhu cầu lớn về nguồn nhân lực có chuyên môn và chất lượng cao, do đó, các đơn hàng kỹ sư rất phong phú.

Tuy nhiên, tùy vào đặc tính của từng loại công việc mà điều kiện tuyển dụng cùng mức lương ở từng công ty sẽ khác nhau. Lương theo hợp đồng của một kỹ sư Việt Nam tại Nhật Bản bình quân trên 41 triệu đồng (khoảng 200.000 Yên/tháng), chưa tính tăng ca, phụ cấp. Ngoài ra, còn nhiều đơn hàng có mức lương lên đến 400.000 Yên/tháng, tương đương 80 triệu đồng. Nhưng đi kèm với mức lương này thì bạn phải đáp ứng được những yêu cầu cao mà công ty tuyển dụng đặt ra.

Lợi ích khi chọn kỹ sư xuất khẩu lao động

+ Tiếp cận với công ty Nhật Bản: Bạn sẽ được ứng tuyển và phỏng vấn trực tiếp với các công ty Nhật Bản.

+ Phát triển chuyên môn: Làm việc tại Nhật Bản trong lĩnh vực chuyên ngành mà bạn đã được đào tạo sẽ giúp bạn học hỏi kiến thức mới, nâng cao tay nghề và phát triển sự nghiệp trong tương lai.

+ Được tuyển dụng trực tiếp: Bạn sẽ được tuyển dụng trực tiếp từ các công ty Nhật Bản và hưởng mức lương cũng như các chế độ làm việc tương tự như nhân viên bản địa.

+ Hỗ trợ thủ tục Visa: Bạn sẽ được hướng dẫn và hỗ trợ hoàn thành các thủ tục Visa, xuất nhập cảnh trong thời gian ngắn nhất.

+ Xuất cảnh nhanh chóng: Nếu bạn đậu phỏng vấn với công ty Nhật Bản, bạn sẽ được xuất cảnh ngay lập tức (tối đa 3 tháng).

+ Hỗ trợ học tiếng Nhật: Nếu bạn chưa có khả năng tiếng Nhật, bạn sẽ được hỗ trợ học tiếng Nhật cấp tốc để đáp ứng yêu cầu về ngoại ngữ khi làm việc tại Nhật Bản.

Xem thêm: Hình ảnh phỏng vấn đơn hàng kiểm tra cửa tủ bếp mini tại Shizuoka ngày 22/12/2022

So với chương trình thực tập sinh kỹ năng, đi Nhật theo diện kỹ sư xuất khẩu lao động mang lại nhiều lợi thế đáng kể. Dưới đây là những lợi ích bạn có thể nhận được:

Bạn được tuyển dụng với chức danh là kỹ sư xuất khẩu lao động nên bạn sẽ được:

– Hưởng lương trực tiếp và hưởng toàn bộ lương từ công ty bạn làm việc (nếu là tu nghiệp sinh, bạn phải thông qua nghiệp đoàn, tiền công bị khấu trừ nhiều khoản phí dịch vụ cho nghiệp đoàn, công ty môi giới)

– Làm việc tại Nhật với visa dạng business do đó bạn sẽ được hưởng các chế độ phúc lợi tương tự như người bản xứ.

– Tuỳ theo khả năng làm việc của bạn, và khả năng đàm phán với công ty tuyển dụng, bạn có thể gia hạn kéo dài thời gian làm việc tại Nhật lên đến 10 năm (nếu là tu nghiệp sinh, bạn chỉ được làm tối đa 3 năm, và sau khi kết thúc hợp đồng, bạn phải về nước và không được sang Nhật làm việc cùng ngành nghề đó nữa)

– Thu nhập hằng tháng ít nhất của bạn là 180,000 JPY, sau khi trừ đi các khoản chi tiêu sinh hoạt, mỗi tháng bạn có thể tiết kiệm ít nhất 100,000 JPY.

– Chi phí tham gia đơn hàng kỹ sư xuất khẩu lao động khá thấp, đặc biệt là những bạn đã có tiếng Nhật.

Yêu cầu về sức khỏe khi đi diện kỹ sư xuất khẩu lao động

Yếu tố sức khỏe được xem là một trong những yêu cầu quan trọng khi bạn muốn sang Nhật làm việc.

Các đơn hàng yêu cầu: Có sức khỏe tốt, không mắc bất kỳ một trong 13 nhóm bệnh bị cấm đi xuất khẩu lao động Nhật Bản. Không mắc các bệnh liên quan đến mắt, rối loạn thị giác.

Xem thêm: Tìm hiểu về chương trình điều dưỡng, hộ lý Nhật Bản

Yêu cầu về ngoại hình và độ tuổi

Lưu ý: 90% các đơn hàng kỹ sư đi Nhật tuyển nam, chỉ có một số ngành nghề như kỹ sư may, kỹ sư thực phẩm mới tuyển kỹ sư nữ.

Một số điểm cần lưu ý khi đi Nhật theo diện kỹ sư xuất khẩu lao động

– Nếu bạn cần tìm hiểu thêm về thủ tục bảo lãnh vợ/chồng, người thân sang Nhật Bản, bạn có thể tham khảo bài viết liên quan để có thông tin chi tiết hơn.

– Kỹ sư xuất khẩu lao động tại Nhật Bản có mức thu nhập trung bình khoảng 180.000 – 200.000 Yên/Tháng. Sau khi kết thúc hợp đồng lao động và trở về nước, bạn sẽ có nhiều cơ hội việc làm trong các doanh nghiệp trong nước, với cánh cửa nghề nghiệp mở rộng chờ đón bạn.

– Đối với thủ tục, hầu hết các công ty xuất khẩu lao động sẽ chịu trách nhiệm chính và cán bộ tư vấn sẽ hướng dẫn bạn chi tiết về việc hoàn thành hồ sơ và giấy tờ cần thiết.

– Về mặt chi phí, so với chương trình thực tập kỹ năng, đi Nhật theo diện kỹ sư có chi phí thấp hơn đáng kể. Để hiểu rõ hơn về vấn đề này, bạn có thể liên hệ trực tiếp với các công ty phái cử để được tư vấn chi tiết.

Trước khi đi làm việc tại Nhật Bản đa số người lao động đều quan tâm đến mức lương cơ bản là bao nhiêu . Các mức lương sẽ khác nhau với từng vị trí làm việc cũng như công việc mà bạn sẽ làm và tùy từng khu vực. Hiện tại , mức lương cho người lao động làm việc tại Nhật Bản đang chia làm 2 mức .

Mức 1 : Là mức lương đi xuất khẩu lao động Nhật Bản với hình thức lao động phổ thông Mức 2 : Dành cho lao động đi theo hình thức kỹ sư hay lao động bậc cao, có tay nghề, bằng cấp…

Bạn có thể bảo lãnh vợ con qua Nhật sinh sống cùng bạn nhưng phải kèm theo một số điều kiện. Đó là: công việc ổn định; đóng thuế thu nhập đầy đủ; không vi phạm pháp luật… Do đó, việc đưa vợ con qua ngay sau khi vừa qua Nhật là việc không thể thực hiện được. Ít nhất bạn cũng phải có thời gian làm việc tại Nhật Bản 1 năm trở lên.

Ngoài ra chi phí ở Nhật cũng tương đối cao. Vì thế khi quyết định đưa vợ con qua, nên xem xét kỹ về mặt tài chính. Nếu như bạn không biết tiếng Nhật thì có phải thuê người dịch và làm thủ tục với chi phí không hề rẻ chút nào (thường vào khoảng 1.500 USD).

Tỉnh táo trước những câu giải thích mập mờ về tiền lương. Tốt nhất là bạn đừng để cách giải thích mập mờ “lương cơ bản là 1.800 – 2.000 USD hay 25 triệu đồng”… Bạn cần hỏi kỹ công ty môi giới hay chủ sử dụng lao động xem mức lương sau khi trừ các khoản thuế phải nộp, thuê nhà, đóng bảo hiểm ra thì còn bao nhiêu?

Mức lương cơ bản đó không phải là mức lương chung nhất cho tất cả các công ty của Nhật Bản. Tùy theo từng công ty mà điều kiện làm việc, mức lương sẽ có độ dao động khá lớn.

Bạn nên dành thời gian tìm hiểu thêm thông tin về các công ty khác cùng lĩnh vực trước khi quyết định. Khi tiếp xúc với người phỏng vấn hoặc công ty môi giới, bạn nên chú ý hỏi kỹ về nơi tiếp nhận và yêu cầu cung cấp đầy đủ thông tin về công ty, mức lương và các chế độ khác.

Lựa chọn công ty môi giới có uy tín và tìm hiểu kỹ các chi phí bạn phải chấp nhận. Ngành Lao động thương binh xã hội có thể hỗ trợ bạn các thông tin này một cách đầy đủ và chi tiết. Điều này không phải là vấn đề quyết định nhưng sẽ đảm bảo giảm thiểu các rủi ro cho bạn.

Hầu hết các kỹ sư qua Nhật Bản đều làm những công việc bình thường. Bạn đừng tự huyễn hoặc mình với khái niệm “kỹ sư cao cấp”. Ở Nhật Bản không có khái niệm này. Nếu ở Việt Nam, kỹ sư có thể được bố trí làm quản lý thì ở Nhật Bản, kỹ sư phải làm việc thực tế vài năm, sau đó ai có khả năng thực sự mới được cất nhắc lên làm quản lý.

3. Một số khác biệt về chế độ lao động ở Nhật

Nhiều lao động Việt Nam sau khi qua Nhật thường hay bất mãn do hiểu không đúng về thời gian làm việc, ngày nghỉ, giờ nghỉ… Chúng tôi trích giới thiệu một số quy định của luật lao động Nhật Bản về lĩnh vực này:

– Mỗi ngày làm việc 8 tiếng, làm 40 giờ một tuần. Thời gian làm việc liên tục 6 tiếng thì người lao động được nghỉ 45 phút. Nếu là 8 tiếng thì phải có 1 tiếng để nghỉ ngơi. Nếu làm thêm giờ ngoài số thời gian quy định này bạn sẽ được hưởng phụ trội với mức 25% so với lương cơ bản. Thông thường thì tổng thời gian làm việc một năm được tính tổng vào khoảng 2.085 giờ.

– Tối thiểu mỗi tuần bạn phải có 1 ngày nghỉ. Nếu bạn phải làm việc thêm vào những ngày nghỉ theo luật định này, công ty sẽ phải trả bạn tiền phụ trội là 35% mức lương cơ bản. Nếu làm việc vào ban đêm (từ 22g tới 5g sáng hôm sau) sẽ được tính phụ trội thêm là 25%.

– Cứ làm việc liên tục 6 tháng trở lên và đảm bảo đi làm trên 80% số thời gian này bạn có quyền được hưởng 10 ngày phép có lương. (Luật này được áp dụng cho cả nhân viên chính thức và nhân viên hợp đồng, tuy nhiên đa số công ty chỉ áp dụng cho nhân viên chính thức).

Ở Nhật, tất cả các xưởng làm việc đều chịu sự kiểm soát rất chặt chẽ của chính quyền về độ an toàn và mức độ độc hại. Nếu công ty có vấn đề về môi trường, điều kiện làm việc gây ảnh hưởng tới sức khỏe người lao động thì sẽ bị xử lý. Do đó, các loại phụ cấp “độc hại” như ở Việt Nam là không có cho dù phân xưởng làm việc có thể ồn, hôi hoặc nóng bức nhưng lao động Việt Nam cũng không nên lấy đó làm lý do để đòi phụ cấp độc hại.

4. Lấy tiền BHXH khi kết thúc hợp đồng

Nhiều lao động khi qua Nhật Bản làm việc về nước hay bỏ quên một quyền lợi chính đáng được tính trên đóng góp của chính họ. Đôi khi có thể là do không biết thông tin. Đó là tiền bảo hiểm xã hội (BHXH).

Từ năm 1994 tới nay, chính phủ Nhật Bản đã có điều chỉnh về chính sách BHXH đối với những lao động không mang quốc tịch Nhật Bản. Theo chính sách này thì những lao động nhập khẩu vào Nhật Bản khi về về nước có thể nhận lại một phần tiền BHXH đã đóng trong thời gian làm việc tại đây (cơ bản giống như chế độ trợ cấp một lần của BHXH Việt Nam).

5. Mức tính số tiền hoàn lại được căn cứ vào thời gian làm việc và đóng bảo hiểm như sau:

6 – 12 tháng: 39.900 yen 12 – 18 tháng: 79.800 yen 18 – 24 tháng: 119.700 yen 24 – 30 tháng: 159.600 yen 30 – 36 tháng: 199.500 yen 36 tháng trở lên: 239.400 yen

Bình thường thì ở Nhật có chế độ bảo hiểm. Mục đích chính là để khi về già không còn khả năng làm việc sẽ được thanh toán lại 1 phần. Hay dịch nôm na là tiền lương hưu. Tuy thế, người nước ngoài làm việc vài năm sau đó về nước thì sẽ không có cơ hội để hưởng số tiền này.

Để giải quyết vần đề này, từ năm 1994 Nhật đã cho phép người nước ngoài về nước sau khi làm việc ở Nhật 1 thời gian có thể nhận lại 1 phần số tiền này. Số tiền này được tính theo thời gian làm việc và đóng bảo hiểm của bạn của bạn ở Nhật. Cụ thể như sau:

6. Điều kiện để lãnh tiền này như sau:

– Không mang quốc tịch Nhật. – Không sống ở Nhật. – Thời gian đóng bảo hiểm là 6 tháng trở lên. – Từ trước đến nay chưa lãnh tiền bảo hiểm bao giờ. – Thời gian kể từ khi bạn rời Nhật Bản chưa quá 2 năm.

Tốt nhất là lao động chủ động liên hệ với nghiệp đoàn để được hỗ trợ về việc này trước khi về nước để biết các thủ tục cần thiết nhận lại số tiền này.

Xem thêm: Mức lương cơ bản xuất khẩu lao động Nhật Bản