HS code của gỗ viên nén mùn cưa là 44013100
HS code của gỗ viên nén mùn cưa là 44013100
- Làm thủ tục thông quan nhanh chóng.
- Lộ trình giao nhận minh bạch với bằng chứng giao hàng.
- Cam kết về bảo đảm an toàn hàng hóa và thời gian chuyển phát
- Bảo hiểm 100% giá trị hàng hóa nếu xảy ra mất mát hư hỏng khi quý khách nộp bảo hiểm cho giá trị hàng hóa.
Trên đây là thủ tục, quy trình xuất khẩu viên nén gỗ mà Legend Shipping đã tổng hợp. Hy vọng bài viết sẽ cung cấp đến bạn nhiều thông tin hữu ích.
Nếu bạn có nhu cầu xuất khẩu viên nén gỗ hoặc cần hỗ trợ, tư vấn về thủ tục thông quan thì đừng ngần ngại liên hệ ngay với Legend Shipping theo thông tin liên hệ dưới đây nhé!
Trong thời gian gần đây, nhiều doanh nghiệp đã nắm bắt cơ hội, đầu tư sản xuất và xuất khẩu mặt hàng viên nén gỗ. Tuy nhiên đối với nhiều doanh nghiệp mới bắt đầu xuất khẩu, việc làm các thủ tục hải quan cũng như tìm kiếm đối tác nhập khẩu cũng rất khó khăn. Do đó, lựa chọn một đơn vị ủy thác xuất khẩu được coi là giải pháp phù hợp nhất. Nếu như doanh nghiệp đang tìm kiếm một đơn vị trung gian hỗ trợ, giải quyết các thủ tục xuất khẩu viên nén gỗ thì Simba Group là đơn vị phù hợp nhất.
Simba cung cấp dịch vụ ủy thác xuất khẩu trọn gói bao gồm:
Với dịch vụ ủy thác xuất khẩu, Simba xin cam kết quy trình làm việc khép kín, chuyên nghiệp, bảo mật tuyệt đối thông tin khách hàng, giải quyết các thủ tục và vận chuyển nhanh chóng, sẵn sàng giải quyết những vấn đề phát sinh sao cho có lợi nhất cho doanh nghiệp.
Trên đây là toàn bộ thông tin về thủ tục xuất khẩu viên nén gỗ mà Simba muốn đem tới cho doanh nghiệp. Simba mong rằng, qua bài viết trên, doanh nghiệp đã hiểu rõ hơn về quy trình và những giấy tờ cần thiết để xuất khẩu viên nén gỗ. Nếu doanh nghiệp có nhu cầu sử dụng ủy thác xuất khẩu tại Simba, hãy liên hệ ngay qua hotline 0379 311 688 để được tư vấn cụ thể nhất!
Mã HS: Viên gỗ nén: 44013100; Gỗ dăm: 440112200. Hồ sơ gồm:
– Proforma Invoice, Invoice, packing list.
– Certificate of weight/ quantity.
Quy trình thực hiện (xuất khẩu bằng tàu rời):
(Mặt hàng gỗ dăm có thuế xuất khẩu là 3%).
(HQ Online) - Trái ngược với bức tranh ảm đạm của ngành gỗ, theo đánh giá của các chuyên gia, xuất khẩu viên nén gỗ hiện đang trên đà tăng nhờ nhiều yếu tố thuận lợi từ thị trường thế giới. 6 tháng đầu năm 2023, xuất khẩu viên nén ước đạt 1,85 triệu tấn, kim ngạch ước gần 300 triệu USD. Hàn Quốc và Nhật Bản là 2 thị trường tiêu thụ viên nén lớn nhất của Việt Nam.
Xuất khẩu viên nén gỗ lớn thứ 2 trên thế giới
Theo Hiệp hội Gỗ và Lâm sản Việt Nam (VIFOREST), Việt Nam hiện đã trở thành quốc gia sản xuất viên nén lớn thứ hai trên thế giới, chỉ sau Mỹ. Hầu hết viên nén sản xuất tại Việt Nam được xuất khẩu với trên 95% lượng xuất khẩu đi vào Hàn Quốc và Nhật Bản làm nguyên liệu đầu vào cho sản xuất điện. Một lượng nhỏ được tiêu thụ nội địa tại Việt Nam làm nguyên liệu chất đốt của các lò hơi, lò sấy... Từ 2013 đến 2022, lượng và giá trị kim ngạch xuất khẩu viên nén của Việt Nam đã có sự tăng trưởng vượt bậc, với mức tăng lần lượt là 28 và 34 lần.
Theo Tổng cục Hải quan, năm 2022 Việt Nam đã xuất khẩu 4,9 triệu tấn viên nén gỗ với kim ngạch đạt 0,79 tỉ USD. Trong 6 tháng đầu năm 2023, xuất khẩu viên nén ước đạt 1,85 triệu tấn, kim ngạch ước gần 300 triệu USD. Hiện Việt Nam là nguồn cung viên nén chính cho Hàn Quốc (chiếm 80% trong tổng nhu cầu sử dụng của thị trường này), nhờ đó trong 6 tháng đầu năm 2023, lượng viên nén của Việt Nam xuất khẩu đi Hàn Quốc đạt khoảng 0,8 triệu tấn. Những tháng đầu năm 2023 chứng kiến mức giá biến động rất lớn đối với viên nén Việt Nam xuất khẩu vào Hàn Quốc. Giá nhập xuất khẩu thấp nhất (FOB Việt Nam) giảm xuống chỉ còn 78 USD/tấn (tháng 4/2023). Đây là mức giá được xác định nằm dưới mức giá sản xuất làm cho một số doanh nghiệp viên nén Việt Nam, đặc biệt là các doanh nghiệp nhỏ không có tiềm lực về tài chính phải ngừng sản xuất. Sau đó, mức giá xuất khẩu bắt đầu tăng dần. Mức giá tại thời điểm đầu tháng 7 đã đạt khoảng 110 USD/tấn và đang có xu hướng tăng.
Theo phân tích của Vietforest, một trong những lý do giá nhập khẩu viên nén từ Việt Nam vào Hàn Quốc đang trên đà tăng là do giá nguyên liệu đầu vào để sản xuất viên nén tại Việt Nam tăng. Hiện nguồn cung từ Việt Nam hiện chiếm 80% tổng lượng nhập của Hàn Quốc. Khác với nguồn nguyên liệu tạo viên nén xuất khẩu sang thị trường Nhật (chủ yếu sử dụng gỗ từ nguồn rừng trồng trong nước, có chứng chỉ FSC), nguồn nguyên liệu cho viên nén xuất Hàn Quốc chủ yếu là các sản phẩm phụ của ngành chế biến đồ gỗ (mùn cưa, dăm bào, đầu mẩu…). Do các tỉnh miền Đông Nam Bộ là nơi tập trung các doanh nghiệp chế biến đồ gỗ xuất khẩu, các doanh nghiệp viên nén xuất Hàn Quốc cũng tập trung tại vùng này. Thời gian gần đây thị trường đầu ra của các sản phẩm gỗ giảm mạnh, làm nguồn sản phẩm phụ từ chế biến giảm sâu. Trong bối cảnh cầu tiêu thụ viên nén tại Hàn Quốc không giảm, sự sụt giảm nguồn cung nguyên liệu đầu vào cho sản xuất viên nén dẫn tới việc cạnh tranh giữa các công ty sản xuất, đẩy giá nguyên liệu viên nén lên cao. Dự kiến đến hết năm 2023, lượng xuất của Việt Nam vào thị trường này sẽ đạt khoảng 1-1,5 triệu tấn.
Như vậy, có thể nhận thấy nhu cầu viên nén từ Hàn Quốc đang tăng trở lại. Tuy nhiên, cách thức mua hàng của các doanh nghiệp Hàn Quốc hiện thay đổi nhiều. Thay vì mua theo các lô hàng đấu thầu số lượng lớn, các doanh nghiệp Hàn Quốc hiện chia nhỏ lô hàng đấu thầu, mua với lượng nhỏ hơn (theo tháng) để giảm áp lực về giá (lượng mua lớn, hàng tồn kho).
Thị trường Nhật Bản có độ ổn định cao cả về lượng và giá
Bên cạnh sự biến động của thị trường Hàn Quốc, thị trường Nhật Bản có tính ổn định hơn, với các đơn hàng dài hạn (hợp đồng mua – bán thường là 10 – 15 năm) hiện được xuất với mức giá dao động khoảng 145 – 165 USD/tấn (FOB Việt Nam). Bên cạnh các hợp đồng dài hạn, một số doanh nghiệp Nhật Bản cũng thực hiện các hợp đồng ngắn hạn với một số nhà cung ứng Việt Nam. Giá các hợp đồng ngắn hạn thường thấp hơn giá của các hợp đồng dài hạn (hiện ở mức khoảng 125 USD/tấn, FOB), với chất lượng tương đương với sản phẩm xuất theo các hợp đồng dài hạn.
Trong 5 tháng đầu năm 2023, lượng viên nén Việt Nam xuất khẩu vào Nhật Bản đạt 0,87 triệu tấn, kim ngạch đạt 151 triệu USD. Lượng xuất giảm 5,7% trong khi kim ngạch tăng 19,7% so với cùng kỳ 2022. Tính đến nay, Việt Nam đãxuất khẩu khoảng 1 triệu tấn viên nén vào Nhật Bản.
Theo đánh giá, nhu cầu viên nén tại Nhật Bản sẽ tăng mạnh trong tương lai. Thông tin từ một số doanh nghiệp cho biết, hiện mỗi năm Nhật Bản sử dụng khoảng 8 triệu tấn viên nén, trong đó 40-50% là vỏ hạt cọ dầu, phần còn lại (50 - 60%) là viên nén từ gỗ. Dự kiến đến năm 2030, nhu cầu viên nén tại Nhật Bản sẽ tăng lên 20 triệu tấn, trong đó lượng viên nén gỗ sẽ chiếm khoảng 13 – 15 triệu tấn (còn lại là hạt cọ dầu). Nhu cầu viên nén sử dụng tại Nhật sẽ mở rộng trong tương lai. Đây là cơ hội lớn cho các doanh nghiệp Việt Nam, đặc biệt các doanh nghiệp có nguồn nguyên liệu đầu vào ổn định và có chứng chỉ bền vững, có nhà máy sản xuất quy mô, quản lý bài bản.
Theo đánh giá của các chuyên gia, xuất khẩu viên nén gỗ hiện đang trên đà tăng nhờ nhiều yếu tố thuận lợi từ thị trường thế giới. Theo đó, nhu cầu tiêu thụ viên nén trên thế giới sẽ tăng khoảng 250% trong thập kỷ tới, đạt con số 36 triệu tấn từ mức 14 triệu tấn năm 2017. Trong những năm vừa qua, cầu tiêu thụ tăng chủ yếu tại các nước châu Âu, Nhật Bản và Hàn Quốc. Tuy nhiên, ngành viên nén Việt Nam có cơ hội mở rộng thị trường khi cầu tiêu thụ tại Việt Nam bắt đầu có tín hiệu tăng nhanh bởi Chính phủ đang nỗ lực thực hiện các cam kết giảm phát thải khí nhà kính và sử dụng năng lượng sạch, bao gồm viên nén nhằm thay thế than trong sản xuất năng lượng. Cùng với đó là việc quy hoạch Điện VIII được Chính phủ phê duyệt ngày 15/5 vừa qua cũng ưu tiên phát triển nguồn năng lượng tái tạo, bao gồm điện sinh khối nhằm thay thế điện than có mức phát thải cao. Vì vậy, nhu cầu sử dụng viên nén tại thị trường nội địa có thể mở rộng rất nhanh trong tương lai.
Bạn có biết về viên nén gỗ? Việt Nam đã trở thành nước xuất khẩu viên nén gỗ lớn thứ 2 trên thế giới. Hiện đây cũng là một trong những mặt xuất khẩu quan trọng nhất của ngành gỗ.
Hay bạn đang loay hoay tìm đơn vị để xuất khẩu viên nén gỗ đi quốc tế. Cùng Legend Shipping tìm hiểu điều này qua bài viết dưới đây nhé!
Hàn Quốc, Nhật Bản là 2 thị trường lớn nhất nhập khẩu viên nén gỗ của Việt Nam. Lượng và giá viên nén xuất khẩu tăng mạnh trong thời gian vừa qua chủ yếu là do nhu cầu sử dụng viên nén tại các nước EU tăng đột biến. Nguyên nhân là do các nước EU quay lưng lại với nguồn khí đốt từ Nga khi xung đột Nga - Ukraine nổ ra trước đó được nhập khẩu để phục vụ nhu cầu sưởi ấm.
Hiện nay, tại Việt Nam, việc xuất khẩu viên nén gỗ hay còn gọi là viên nén mùn cưa đã được đẩy mạnh. Viên nén gỗ có nguồn gốc từ các vật liệu sinh khối như vỏ đậu phộng, gỗ thải, thân ngô, mùn cưa,.... được ép thành các viên gỗ nhỏ và cứng thông qua dây chuyền sản xuất hiện đại.
Đối với sức khỏe con người, viên nén gỗ được đánh giá là rất an toàn bởi nhiệt lượng phát ra cao, độ ẩm, độ tro thấp
Cụ thể về những đặc điểm và tiêu của cơ bản của viên gỗ nén xuất khẩu như sau:
- Nhiệt lượng tối thiểu: 4.600 kcal/kg
- Đường kính: Từ 6-12 mm tùy dây chuyền
- Hiệu suất sử dụng: Viên nén mùn cưa có hiệu suất sử dụng cao.
Viên nén gỗ được sử dụng với những mục đích sau:
- Làm lót nền cho chuồng trại gia cầm, gia súc, động vật,...
- Cân bằng độ pH, giảm độ chua, làm tăng chất dinh dưỡng cho đất khi rải xung quanh gốc cây xanh
- Làm chất đốt để nấu nướng trong các hộ gia đình, khá phổ biến ở các vùng nông thôn.
Đến nay, Viên nén gỗ đang rất được ưa chuộng trên thị trường quốc tế, bao gồm cả những quốc gia khó tính như Mỹ, EU, Nhật Bản hay Hàn Quốc. Đây cũng là 2 thị trường lớn đối với viên nén gỗ xuất khẩu Việt Nam.
Đặc biệt, hiện nay nhu cầu về chất đốt của các nước EU rất lớn do mất đi nguồn nguyên liệu khí đốt và viên nén gỗ từ Nga nên thị trường viên nén gỗ cho các doanh nghiệp Việt Nam đang rất rộng mở.
Theo thông tư 24/2017/TT-BNNPTNT thay thế thông tư số 24/2016/TT-BNNPTNT thì sẽ có danh mục HS hàng hóa là gỗ tự nhiên, gỗ xẻ từ rừng tự nhiên bị cấm Xuất khẩu.
Ngoài danh mục này, gỗ rừng trồng và các sản phẩm qua chế biến như gỗ ván ép (gỗ dán), gỗ viên nén mùn cưa (wood pellet) được phép xuất khẩu.