Quy Trình Xuất Nhập Khẩu Tại Chỗ

Quy Trình Xuất Nhập Khẩu Tại Chỗ

Bên cạnh các quy trình nhập khẩu truyền thống thì quy trình xuất nhập khẩu tại chỗ đang được rất nhiều người quan tâm và lựa chọn để làm hình thức xuất khẩu của mình, phần lớn nhập khẩu hàng hóa cho doanh nghiệp kinh doanh của mình. Vậy quy trình nhập khẩu tại chỗ và điều kiện để mở tờ khai hải quan như thế nào? Cùng Fago Logistics tìm hiểu trong bài viết dưới đây.

Bên cạnh các quy trình nhập khẩu truyền thống thì quy trình xuất nhập khẩu tại chỗ đang được rất nhiều người quan tâm và lựa chọn để làm hình thức xuất khẩu của mình, phần lớn nhập khẩu hàng hóa cho doanh nghiệp kinh doanh của mình. Vậy quy trình nhập khẩu tại chỗ và điều kiện để mở tờ khai hải quan như thế nào? Cùng Fago Logistics tìm hiểu trong bài viết dưới đây.

Địa điểm làm thủ tục hải quan xuất nhập khẩu tại chỗ

Thủ tục hải quan xuất khẩu, nhập khẩu tại chỗ thực hiện tại Chi cục Hải quan thuận tiện do người khai hải quan lựa chọn và theo quy định của từng loại hình.

Điều kiện làm tờ khai hải quan xuất nhập khẩu tại chỗ

Điều kiện để mở tờ khai XNK tại chỗ áp dụng theo Điểm b, khoản 1, Điều 86 Thông tư 38/2015/TT-BTC ngày 25/3/2015 và không không thuộc trường hợp được khai tờ khai hải quan giấy theo quy định tại Khoản 2 Điều 25 Nghị định 08/2015/NĐ-CP.

Xuất nhập khẩu hàng hóa tại chỗ

Hồ sơ hải quan – xuất nhập khẩu tại chỗ

Hồ sơ hải quan hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu tại chỗ thực hiện theo quy định tại Điều 16 Thông tư 38/2015/TT-BTC, thông thường bao gồm các chứng từ sau:

- Hóa đơn thương mại hoặc hóa đơn GTGT

-  Kiểm tra chất lượng (đối với hàng hóa thuộc diện phải kiểm tra)

Lưu ý: Trường hợp hàng hóa mua bán giữa doanh nghiệp nội địa và doanh nghiệp chế xuất, doanh nghiệp trong khu phi thuế quan thì người khai hải quan sử dụng hóa đơn giá trị gia tăng hoặc hóa đơn bán hàng theo quy định của Bộ Tài chính thay cho hóa đơn thương mại.

Loại hình xuất nhập khẩu tại chỗ

Hàng hóa xuất khẩu tại chỗ bao gồm có 3 loại:

Hồ sơ Hải quan xuất khẩu tại chỗ:

Bộ hồ sơ giống với thủ tục xuất khẩu bình thường, quy định tại Điều 16 thông tư số 38/2015/TT-BTC (có sửa đổi bổ sung tại thông tư 39/2018/TT-BTC) bao gồm:

+ Tờ khai xuất nhập khẩu tại chỗ (cũng là tờ khai Hải quan điện tử) theo các tiêu chí thông tin quy định tại mẫu số 02 phụ lục II ban hành kèm theo thông tư số 38/2015/TT-BTC.

Nếu hàng hóa nằm trong diện phải khai tờ khai Hải quan giấy (Quy định tại Điều 25 nghị định 59/2015/NĐ-CP, có sửa đổi bổ sung tại Điều 1 Nghị định 59/2018/NĐ-CP), thì khi mở tờ khai xuất nhập khẩu tại chỗ chủ hàng phải khai và nộp 02 bản chính theo mẫu HQ/2015/XK phụ lục IV ban hành kèm thông tư số 38/2015/TT-BTC)

+ Hóa đơn thương mại hoặc các loại chứng từ tương đương: (01 bản chụp)

+ Giấy phép xuất khẩu hoặc giấy tờ tương đương cho phép xuất khẩu.

+ Giấy chứng nhận kiểm tra chuyên ngành: 01 bản chính – nếu có

+ Hồ sơ chứng từ chứng minh tổ chức, cá nhân có đủ điều kiện xuất khẩu hàng hóa: 01 bản chụp đối với lần đầu làm thủ tục xuất khẩu

+ Hợp đồng ủy thác: 01 bản chụp – nếu có

+ Các giấy tờ khác theo quy định đối hàng xuất khẩu (trừ vận tải đơn – B/L)

Thời hạn làm thủ tục hải quan xuất nhập khẩu tại chỗ

Trong thời hạn 15 ngày làm việc kể từ ngày thông quan hàng hóa xuất khẩu và sau khi hoàn thành việc giao nhận hàng hóa, người nhập khẩu tại chỗ phải làm thủ tục hải quan.

Thế nào là xuất nhập khẩu tại chỗ

Xuất nhập khẩu tại chỗ là hoạt động xuất nhập khẩu hàng hóa đơn thuần. Tuy nhiên, hoạt động này chỉ diễn ra tại lãnh thổ Việt Nam.

Theo Điều 86 – Thông tư số 38/2015/TT-BTC về “Thủ tục hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu tại chỗ” thì hàng hóa xuất khẩu tại chỗ bao gồm 3 loại:

+ Sản phẩm gia công; máy móc, thiết bị thuê hoặc mượn; nguyên liệu, vật tư dư thừa; phế liệu, phế phẩm thuộc hợp đồng gia công theo quy định tại khoản 3 Điều 32 Nghị định số 187/2013/NĐ-CP;

+ Hàng hóa mua bán giữa doanh nghiệp nội địa với doanh nghiệp chế xuất, doanh nghiệp trong khu phi thuế quan;

+ Hàng hóa mua bán giữa doanh nghiệp Việt Nam với tổ chức, cá nhân nước ngoài không có hiện diện tại Việt Nam và được thương nhân nước ngoài chỉ định giao, nhận hàng hóa với doanh nghiệp khác tại Việt Nam.

Hồ sơ Hải quan nhập khẩu tại chỗ gồm

+ Tờ khai Hải quan điện tử theo các tiêu chí thông tư quy định tại mẫu 01 phụ lục II ban hành kèm thông tư số 38/2015/TT-BTC. Nếu thực hiện tờ khai giấy thì dựa vào mẫu HQ/2015/NK: 2 bản chính

+ Hóa đơn thương mại hoặc chứng từ tương đương: 01 bản chụp

+ Giấy phép nhập khẩu hoặc văn bản tương đương cho phép nhập khẩu.

+ Giấy chứng nhận kiểm tra chuyên ngành: 01 bản chính) – nếu có

+ Khi mở tờ khai xuất nhập khẩu tại chỗ Chứng từ thể hiện tổ chức, cá nhân đủ điều kiện nhập khẩu hàng hóa theo quy định của pháp luật về đầu tư: 01 bản chụp khi làm thủ tục nhập lô hàng đầu tiên

+ Tờ khai trị giá: Thực hiện khai theo mẫu điện tử. Nếu người khai Hải quan khai trên tờ khai giấy thì nộp 2 tờ khai trị giá (Bản chính) tới cơ quan Hải quan.

+ Chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa

+ Hợp đồng ủy thác: 01 bản chụp – Nếu có

+ Các giấy tờ khác theo quy định đối với hàng hóa nhập khẩu (trừ vận tải đơn – B/L)

Trách nhiệm của người nhập khẩu:

- Khai thông tin tờ khai hàng hóa nhập khẩu theo đúng thời hạn quy định trong đó ghi rõ số tờ khai hàng hóa xuất khẩu tại chỗ tương ứng tại ô “Số quản lý nội bộ của doanh nghiệp” trên tờ khai hàng hóa nhập khẩu theo hướng dẫn tại Phụ lục II ban hành kèm Thông tư 38/2015/TT-BTC hoặc ô “Ghi chép khác” trên tờ khai hải quan giấy;

- Thực hiện thủ tục hàng hóa nhập khẩu theo quy định

- Chỉ được đưa hàng hóa vào sản xuất, tiêu thụ sau khi tờ khai hàng hóa nhập khẩu đã được thông quan.

- Trách nhiệm của Cơ quan hải quan làm thủ tục xuất khẩu: Thực hiện thủ tục xuất khẩu theo quy định

- Trách nhiệm của Cơ quan hải quan làm thủ tục nhập khẩu:

+ Theo dõi những tờ khai hàng hóa xuất khẩu tại chỗ đã hoàn thành thủ tục hải quan để thực hiện thủ tục hải quan đối với hàng hóa nhập khẩu;

+ Tiếp nhận, kiểm tra theo kết quả phân luồng của Hệ thống. Trường hợp phải kiểm tra thực tế hàng hoá, nếu hàng hóa đã được kiểm tra thực tế tại Chi cục Hải quan xuất khẩu thì Chi cục Hải quan nơi làm thủ tục nhập khẩu không phải kiểm tra thực tế hàng hoá;

+ Đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu tại chỗ theo chỉ định của thương nhân nước ngoài thì hàng tháng tổng hợp và lập danh sách các tờ khai hàng hóa nhập khẩu tại chỗ đã được thông quan theo mẫu số 20/TKXNTC/GSQL Phụ lục V ban hành kèm Thông tư 38/2015/TT-BTC gửi cơ quan thuế quản lý trực tiếp tổ chức, cá nhân nhập khẩu tại chỗ.

Các mặt hàng hóa được mở tờ khai xuất nhập khẩu tại chỗ

Dưới đây là một số mặt hàng có thể thực hiện thủ tục xuất nhập hàng tại chỗ, quy định theo Thông tư số 38/2015/TT-BTC, Điều 86:

+ Các loại thiết bị, máy móc thuê hoặc mượn, sản phẩm gia công, các loại vật tư nguyên liệu dư thừa, phế phẩm hay phế liệu thuộc hợp đồng gia công. (Quy định tại khoản 3 Điều 32 Nghị định số 187/2013/NĐ-CP)

+ Hàng hóa thực hiện giao dịch mua bán giữa doanh nghiệp nội địa với doanh nghiệp trong khu phi thuế quan, doanh nghiệp chế xuất.

+ Hàng hóa mua bán giữa doanh nghiệp Việt Nam với tổ chức, cá nhân nước ngoài không có hiện diện tại Việt Nam và được thương nhân nước ngoài chỉ định giao, nhận hàng hóa với doanh nghiệp khác tại Việt Nam.

Làm thủ tục xuất khẩu tại chỗ

– Sau khi nhận được 02 tờ khai xuất khẩu – nhập khẩu tại chỗ đã có đủ khai báo, chữ ký, đóng dấu của doanh nghiệp nhập khẩu và Hải quan làm thủ tục nhập khẩu, doanh nghiệp xuất khẩu nộp hồ sơ hải quan cho Chi cục Hải quan làm thủ tục xuất khẩu cho doanh nghiệp để làm thủ tục xuất khẩu tại chỗ.

– Tiếp nhận 02 tờ khai hải quan (đã có đầy đủ khai báo, xác nhận, ký tên, đóng dấu của doanh nghiệp xuất khẩu, doanh nghiệp nhập khẩu và Hải quan làm thủ tục nhập khẩu tại chỗ) và các chứng từ khác của hồ sơ hải quan xuất khẩu tại chỗ.

– Tiến hành các bước đăng ký tờ khai theo quy định, phù hợp từng loại hình xuất khẩu, nhập khẩu, kiểm tra tính thuế (nếu có). Xác nhận hoàn thành thủ tục hải quan, ký, đóng dấu công chức vào tờ khai hải quan.

– Lưu 01 tờ khai cùng các chứng từ doanh nghiệp nộp, trả doanh nghiệp 01 tờ khai và các chứng từ do doanh nghiệp xuất trình.